♦
Cả hai bên đều không thể thống nhất về một trọng tài mà họ tin tưởng và tôn trọng.
Trong trường hợp này, mỗi bên sẽ chọn ra một trọng tài và các trọng tài này sẽ chọn ra
người thứ ba.
♦
Đây là một tranh chấp phức tạp khi cần nhiều trọng tài trong nhiều lĩnh vực chuyên
môn.
♦
Khi có hơn một trọng tài thì đó phải là số lẻ để tránh thế bế tắc. Thường là ba. Họ sẽ
chọn một trọng tài làm chủ tọa. Người này sẽ theo dõi tiến trình và nghe các bên trình bày.
Với sự tham gia đồng thời của các trọng tài khác, anh ta sẽ có quyền xử lý những vấn đề thủ
tục cho cả nhóm như việc sắp xếp lịch gặp hay việc cấp trát hầu tòa.
Tính trung lập của trọng tài
Trọng tài phải trung lập, được nguyên đơn, bị đơn và tất cả những người liên quan coi là
trung lập và được thừa nhận là trung lập. Điều này trong việc phân xử còn quan trọng hơn
trong hòa giải vì bản chất đối kháng của quá trình phân xử. Cuối cùng, một bên sẽ không
vui vẻ vì trọng tài quyết định thiên về bên kia. Rất khó trải qua toàn bộ tiến trình này mà
có thể đảo ngược lại quyết định bằng cách kháng cáo chỉ vì bên thua cuộc nói rằng trọng tài
không trung lập.
Trọng tài phải tiết lộ mọi mối quan hệ trước đây với các bên. Anh ta phải tiết lộ mọi
thông tin có thể cho thấy khả năng thiên vị. Anh ta phải tránh bất kỳ tiếp xúc nào với một
bên khi bên kia không có mặt (được gọi là tiếp xúc một bên – ex parte contact). Để tránh
tiếp xúc một bên, một Trợ lý Hành chính sẽ chịu trách nhiệm về mọi chi tiết hành chính
như việc hỏi về địa điểm, thời gian cuộc gặp.
Cuộc gặp ban đầu
Nguyên đơn – người lập hồ sơ đưa ra yêu cầu phân xử và tìm kiếm sự hỗ trợ và bị đơn được
gọi tới một cuộc gặp ban đầu. Việc này có nhiều mục đích. Nó cho phép các bên giải tỏa tâm
trạng và thăm dò khả năng hòa giải tranh chấp thay vì phân xử vốn là một quá trình có
tính đối đầu nhiều hơn.
Sau khi được giải tỏa, cả hai bên đều thấy lợi ích của việc tìm ra một giải pháp đôi bên
cùng có lợi thông qua hòa giải hơn là để mình rơi vào một quyết định về cơ bản là theo
kiểu được ăn cả ngã về không. Nếu họ tìm kiếm biện pháp hòa giải trong giai đoạn này,
trọng tài phải chỉ ra là mặc dù đóng vai trò là người hòa giải, việc này sẽ khiến anh ta
không thể làm trọng tài cho vụ việc sau này nếu họ không thể đạt được thỏa thuận thông
qua hòa giải. Những thông tin mà họ thu thập được qua quá trình hòa giải cũng như những
đề xuất giải pháp của từng bên sẽ làm hạn chế khả năng phân xử hiệu quả. Nếu các bên
muốn nỗ lực tự giải quyết vấn đề, người trọng tài phải tự bỏ qua vai trò của chính mình.