Với quyền lực của bậc phụ huynh, ông bố nói: “Không, con trai. Bố không muốn con đi
tối nay.”
Đứa con nài nỉ: “Sao lại thế hả bố?”
“Vì tuần trước con đã đi xem phim rồi.”
“Con biết, nhưng tại sao hôm nay lại không được?”
Người bố nói: “Bố không muốn con đi xem phim nhiều quá.”
“Tại sao lại không hả bố? Con không hiểu.”
Phải đến khi người cha nhắc đi nhắc lại 10-12 lần thì ông ta đã quên mất tại sao mình lại
cứ phải lo ngại việc con trai đi xem phim. Lý lẽ của ông dường như đã mất hết ý nghĩa và
ông bắt đầu nghĩ mình đang chuyện bé xé ra to.
Đó là chiến thuật mà Triều Tiên áp dụng để hỗ trợ cho chiêu “Cá trích đỏ” của mình. Họ
tiếp tục khăng khăng là không hiểu tại sao mọi người lại phản đối việc coi Liên Xô là nước
thứ ba trung lập, cho đến khi sự phản đối của Hàn Quốc cũng buồn cười giống như đề nghị
của Triều Tiên và cuộc thương lượng rơi vào bế tắc.
Ngay khi tưởng chừng như việc tranh luận vô ích cứ kéo dài mãi thì Triều Tiên tuyên bố
họ sẽ không khăng khăng phải có Liên Xô trên bàn thương lượng, nhưng họ cũng muốn có
nhượng bộ tương ứng từ phía bên kia.
Trước đó cả hai đã đồng ý là không bên nào được xây dựng lại đường băng. Nhưng Triều
Tiên nhận ra là điều này khiến họ rơi vào thế bất lợi nghiêm trọng vì Mỹ có thể dùng tàu
sân bay mà Triều Tiên thì vẫn cần đường băng cho mình. Họ quyết định đã đến lúc áp dụng
chiêu “Cá trích đỏ” và đề nghị đưa Liên Xô vào làm nước thứ ba trung lập. Giờ đã đến lúc
ngả bài: Họ sẽ nhượng bộ và chọn nước khác để đại diện cho mình nhưng với điều kiện Hàn
Quốc bãi bỏ qui định cấm xây dựng lại đường băng.
Triều Tiên không bao giờ nghĩ là chúng ta sẽ chấp nhận để Liên Xô tham gia đàm phán.
Tuy nhiên, họ đã rất tài tình khi tạo ra một vấn đề để mặc cả rồi đánh đổi lấy một vấn đề mà
họ thực sự quan tâm.
Những điểm chính cần nhớ
1. Hãy tỉnh táo nếu đối phương áp dụng chiêu “Cá trích đỏ” với bạn.
2. Họ có thể tạo ra một vấn đề để cố tình đánh đổi sau đó.
3. Để ý đến vấn đề thương lượng thực sự và đừng để họ dùng chiêu “Cá trích đỏ” để đổi lấy
một nhượng bộ mà bạn không muốn.