những huấn luyện viên ấy là đối tượng công kích. Và vì thế, những giáo
viên này cũng chẳng ưa gì chúng tôi.
Thầy Kawasaki, huấn luyện viên chạy việt dã, đã từng đạt giải ba trong
cuộc thi chạy 5.000 mét toàn quốc, mặt mũi y chang như Hayashiya Sanpei
, đứng trước mặt chúng tôi nói rằng:
“Này những em mười lăm tuổi, các em đều là những người có dung
lượng phổi lớn. Tôi muốn lập ra một đội chạy tiếp sức đạt giải vô địch. Tất
nhiên chuyện này không ép buộc gì, nhưng các em phải hiểu mình là người
được sinh ra với định mệnh chạy đua đường trường và vì thế tôi muốn các
em tham dự.”
Khi biết được mình là người có cơ năng phổi thích nghi với việc chạy
đua đường trường, tôi ngạc nhiên quá đỗi. Kỳ nghỉ đông vừa chấm dứt là
chúng tôi lao vào tập luyện chạy đua. Trong suốt năm đầu, tôi bị thầy
Kawasaki la hét liên tục. Vì tôi cứ mới chạy đã dừng lại đi tà tà nên bị thầy
mắng là “rác rưởi của loài người”.
“Này, chạy là nền tảng của mọi môn thể thao, không, là nền tảng của cả
cuộc sống con người nữa. Vì thế mà người ta mới nói đời người là một
cuộc chạy đua marathon. Yazaki, cậu có dung lượng phổi đến 6.100cc, vậy
mà cứ cà lơ phất phơ, chưa lần nào chạy cho hết một vòng đua. Đúng là đồ
rác rưởi. Rồi cậu sẽ là kẻ thảm bại trong cuộc đời thôi. Hãy chờ đấy mà
xem.”
“Rác rưởi”, “kẻ thảm bại trong cuộc đời” là cái cách mà một huấn luyện
viên nói về một thiếu niên đa cảm mười lăm tuổi sao? Đó là ngôn từ của
nhà giáo dục à? Cho dù tôi có thể hiểu được phần nào tâm trạng của thầy
Kawasaki. Cứ chạy được khoảng 500 mét là tôi lại đi bộ tà tà tán chuyện
với mấy đứa ốm yếu về chuyện Beatles, gái gú, xe máy, rồi còn khoảng 500
mét nữa là đến đích tôi lại bắt đầu chạy, bởi vậy tôi chẳng phải thở hổn hển
khi về đích.
“Lỗi là do tôi giáo dục con kém quá”, mẹ tôi vẫn hay nói thế. Bà vốn đã
chịu khổ cực từ nhỏ, phải tị nạn sang Triều Tiên khi chiến tranh xảy ra. Hễ
có chuyện gì khó khăn một chút là tôi bỏ cuộc, có gì trở ngại là tôi rẽ sang