cha thị, để rồi ông nhẫn nhục gả thị cho một gã nhân viên quèn nghèo kiết
xác.
Anh hiểu nguồn cơn của tiếng rền rĩ ấy. Con Vích nhớ anh. Nó đã 11
tuổi và như một người già thiếu thốn tình cảm, nó đang cố gắng níu kéo sợi
dây tinh thần cuối cùng của đời mình. Lúc chiều nay, Viễn dừng xe trước
cửa nhà. Anh ngước nhìn cánh cửa gỗ nâu đồ sộ, nhìn vào ga ra, nhìn sang
chiếc Mercedez kính đen và cuối cùng ngồi phệt xuống vỉa hè. Ông giám
đốc, bố vợ của anh dường như vẫn đang sừng sững trước mặt, trỏ thẳng tay
về phía trước.
- Tôi chán nản năng lực của cậu, nếu không vì cháu nội tôi, cái công ty
này sẽ không bao giờ là của cậu.
Viễn gục mặt xuống gối, anh sợ phải vào nhà, sợ phải nhìn thấy vợ
anh, sợ nhìn thấy khuôn mặt thằng con trai ba tuổi có cái mũi hếch giống
hệt mẹ nó. Bỗng nhiên, có một thứ gì mềm ấm và ẩm ướt quen thuộc khẽ
chạm lên má anh.
- Vích. – Anh ứa nước mắt. – Mày ở đâu ra thế?
Con Vích có vẻ gầy. Nó không còn phong độ đĩnh đạc và kiêu hãnh
như thời tuổi trẻ. Cái lưng của nó hơi còng xuống, lớp lông trên mặt đã
rụng thành từng mảng, còn trơ chiếc mũi khô khốc và cặp mắt nâu buồn bã.
Viễn không giữ được lời hứa thường xuyên dẫn nó đi dạo. Anh chỉ làm
được điều đó đôi ba lần ở những ngày đầu tiên, rồi công việc ngập đầu
trong một đời sống giành giật khiến anh quên mất mình từng có một con
chó. Vài bận bắt gặp nó đang đứng ngơ ngác trước cửa, mừng quýnh khi
nhìn thấy anh và bộ sương xườn trơ khấc vồng lên khỏi lớp da bụng, anh
nghiêm khắc quở trách cậu sinh viên.
- Ngày xưa, tôi nuôi nó, đói khổ gấp trăm lần cậu, con Vích cũng
không đến nỗi thảm hại thế này.
Anh tăng chi phí khẩu phần ăn của con chó. Người chủ mới vâng vâng
dạ dạ rồi đâu lại vào đấy. Cậu ta đi tối ngày, và không thể chốc lát chạy về
chăm chó như trông con mọn được. Viễn đành cam chịu. Ngày xưa, anh có
thể làm được điều đó là vì tình yêu đối với con Vích, còn bây giờ thằng bé
kia nuôi con Vích là vì tiền. Nó không tống cổ con Vích ra khỏi nhà đã là