mường tượng ra một không gian làm việc với lối đi dành cho xe lăn và trên
mỗi tầng có một trạm y tế để trợ giúp những người già yếu. Câu trả lời đó
vừa logic vừa quen thuộc vì trước đó tôi đã đọc được những lời cảnh báo
tương tự trên các ấn phẩm thương mại và các tạp chí chuyên ngành kinh
doanh xây dựng.
Tôi không đồng tình với quan điểm trên. Trên thực tế, viễn cảnh này hoàn
toàn không đúng. Quan điểm non nớt của con trai tôi có thể thông cảm
được bởi nó chỉ mới mười ba tuổi và hiểu biết tương đối ít về ngành xây
dựng thương mại. Thế nhưng, tôi không đồng ý với một số học giả uyên
thâm của ngành xây dựng thương mại qua những bài viết mà tôi có dịp
đọc.
Sự thay đổi thật sự không phải là có nhiều người già hơn mà là khái niệm
“già” đang thay đổi. Nguyên nhân chính của việc dân số đang ngày càng
già đi là công nghệ giúp con người sống khỏe mạnh mà không ốm yếu đi.
Sự kiện Tổng thống Ronald Reagan bước sang tuổi tám mươi khi vẫn còn
đang đương nhiệm là một minh chứng sống động nhất. Những người sinh
sau Thế chiến thứ hai đang già đi vẫn muốn tiếp tục làm việc khi sức khỏe
còn cho phép. Khi những người này ngày càng quan tâm hơn tới độ an toàn
và tiện nghi nơi công sở, lẽ dĩ nhiên họ không muốn hay không cần đến nơi
làm việc giống như trại dưỡng lão. Trên thực tế, họ sẽ làm hết sức để tránh
phải nghe những từ kiểu như “người già”. Tuổi sáu mươi có ý nghĩa như
thế nào với ông nội tôi thì tuổi tám lăm có ý nghĩa như vậy đối với con trai
tôi.
Để hiểu cụ thể những biến động mang tầm vĩ mô như vấn đề nhân khẩu học
tác động lên ngành nghề hay công ty bạn như thế nào, bạn cần phải tính
toán tới những tác động tiềm tàng khác do biến động đó mang lại nữa. Viễn
cảnh chắc chắn nhất trong tương lai sẽ như thế nào? Có còn những viễn
cảnh nào khác không? Chúng sẽ xảy ra như thế nào?
HÃY THÍCH ỨNG