và rối ren suốt từ cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
Hai năm trước khi chú mất, tôi đã có nhiều thời gian trò chuyện với chú.
Là một tín đồ nhạc pop khi mới ba tuổi, khi lần đầu tiên tôi mua đĩa đơn
của ban nhạc The Beatles, (đĩa “Love Love Me Do”, mặt sau có dòng chữ:
“Tái bút: Tôi yêu em”) tôi đã ngồi trò chuyện hàng giờ với chú O về các
kiến thức trong ngành của chú. Chú có rất nhiều câu chuyện hấp dẫn để
chia sẻ, nhưng tôi chỉ đặc biệt thích thú với việc tìm hiểu khả năng lạ kỳ
của chú khi khai thác sự thay đổi trong ngành thu âm. Cũng giống như các
ngành nghề khác, ngôi vị tưởng như rất vững chắc trong kinh doanh băng
đĩa nhạc thường xuyên bị lật đổ bởi sự lên ngôi của “những cái mới”.
Ngành kinh doanh của chú O đã thay đổi với tốc độ chóng mặt. Tất cả mọi
thứ, từ hệ thống phân phối, phương thức nghe nhạc cho đến cả phong cách
âm nhạc cũng đều thay đổi hoàn toàn và nhanh chóng. Trên thực tế, thứ duy
nhất không thay đổi là tốc độ thay đổi nhanh chóng đó. Chú O xác nhận
thành công của chú là nhờ khả năng nhìn thấy ngoại vi của một thị trường
thay đổi nhanh hơn các đối thủ.
Mặc dù không sử dụng thuật ngữ đó nhưng chú O lại là người đầu tiên sử
dụng kỹ năng mà một số người gọi là kỹ năng theo dõi những tín hiệu
không rõ ràng. Các tín hiệu không rõ ràng là những cái bên ngoài, là ý
tưởng, sản phẩm, và phong cách nằm bên lề của nhận thức. Dưới đây là
một vài nguyên tắc về tín hiệu không rõ ràng của chú O:
• Một ý tưởng mới càng táo bạo và gây rối trí bao nhiêu thì càng có nhiều
cơ hội trở thành hiện thực bấy nhiêu;
• Bạn càng nghe nhiều câu nói: “Đó chỉ là sự nhất thời mà thôi” thì càng có
khả năng nó không phải như vậy;
• Phát hiện và theo dõi các tín hiệu không rõ ràng là một quá trình liên tục
và có tính hệ thống;