cuộc chiến đấu ác liệt để xác định xem họ là ai và tương lai sẽ đi về đâu,
bản sắc của hai công ty đã bị xóa nhòa trong những tổ chức lớn hơn.
Hewlett−Packard − Cải tiến trong mọi lĩnh vực
Năm 1938, sau bốn năm tốt nghiệp, những sinh viên trường Stanford, Bill
Hewlett và Dave Packard cùng nhau thành lập một công ty điện tử. Với 538
đô-la vốn lưu động, họ khởi nghiệp trong gara đằng sau một ngôi nhà ở
Palo Alto, California. Họ đã tung đồng xu để xem tên ai sẽ được đưa lên
trước trong tên chính thức của công ty. Khi công ty phát triển, những người
sáng lập nó trở nên nổi tiếng nhờ cách thức “quản lý bằng cách đi dạo” và
“quản lý bằng mục tiêu”, đây đều là cách quản lý mới tại thời điểm đó.
Khi xây dựng trụ sở chính, họ xây dựng một tòa nhà có thể chuyển thành
cửa hàng bán đồ tạp phẩm nếu công việc kinh doanh không phát triển. Họ
liên tục mở rộng dòng sản phẩm và doanh thu đạt hai triệu đô-la, năm triệu
đô-la, rồi 28 triệu đô-la với gần 1.800 nhân viên khi công ty cổ phần hóa
năm 1957. Các nhân viên làm việc từ sáu tháng trở lên đều được nhận phần
thưởng bằng cổ phần. Sau đó, công ty rời trụ sở tới một đỉnh đồi rộng 50
héc-ta cùng với tầng hầm hình móng ngựa, sân bóng chuyền Hewlett-
Packard (H-P), và một quán ăn tự phục vụ.
Cuối những năm 1960, H-P đã quảng cáo chiếc máy tính cá nhân đầu tiên
và đưa khái niệm kế hoạch làm việc linh hoạt vào cách thức của họ. Doanh
thu của công ty vượt mức doanh thu hai tỷ đô-la trong những năm 1970, 11
tỷ đô-la trong những năm 1980 và 47 tỷ đô-la trong những năm 1990. Năm
2001, công ty xếp vị trí thứ 13 trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp của
Fortune. Mặc dù họ thành công nhanh chóng, nhưng mọi người đều hiểu
rằng H−P đại diện cho cái gì. Mọi người vẫn nhận ra ý thức mục đích của
hai người thợ sáng tạo trong gara này.
Trong năm 2001, người đồng sáng lập công ty, ông Bill Hewlett qua đời,
cùng lúc đó, tốc độ tăng trưởng giảm sút nghiêm trọng, các nhà quản lý của