7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 343

Tôi nhớ có một lần, Sandra và tôi

lo lắng về việc một trong các con trai
của chúng tôi trở nên ngày càng ích
kỷ. Điều này diễn ra trong một khoảng
thời gian khá dài, mọi thành viên
trong gia đình bắt đầu thấy khó chịu.
Chúng tôi đưa ra những lời góp ý
nhanh, hy vọng nó sẽ thay đổi. Trong
trường hợp này, tôi tự nhủ, cần bỏ
công sức mới giải quyết được vấn đề.
Đây là xu hướng cố hữu, nhưng không
phải bản chất của thằng bé. Nó rất

hào phóng, vị tha và tốt bụng. Nó cần phải biết chúng tôi cảm
thấy thế nào về hành vi của nó.

Vào lúc đó, gia đình tôi tổ chức đi nghỉ ở hồ. Tôi rủ nó đi

dạo quanh hồ bằng xe đạp. Chúng tôi cứ đi, đi rất lâu. Một lúc
lâu sau, chúng tôi dừng lại để uống nước ở một dòng suối. Hai
bố con đã đi được khoảng hai tiếng rưỡi hay ba tiếng gì đó, và
đã có một khoảng thời gian tuyệt vời. Sự sâu sắc của những câu
chuyện cùng tiếng cười, niềm vui đã thực sự củng cố mối quan
hệ của cả hai.

Đến cuối buổi, tôi mới nói với thằng bé: “Con trai, một

trong những lý do bố muốn có khoảng thời gian riêng dành
cho con, vì bố mẹ có một điều đang lo lắng. Con có muốn bố
chia sẻ với con không?”.

Nó nói: “Được, bố ạ”.

Vì thế, tôi đã nói với nó những gì chúng tôi đang cảm

nhận. Nó không hề thấy bị xúc phạm vì tôi đang miêu tả chúng
tôi, chứ không phải nó. “Đây là điều khiến bố mẹ băn khoăn.
Đây là điều bố mẹ cảm nhận. Đây là điều bố mẹ nhận thấy”.
Tôi không hề nói: “Con quá ích kỷ. Con đang xúc phạm đến
mọi người trong gia đình”.

THÓI QUEN THỨ NĂM: HIỂU NGƯỜI TRƯỚC, HIỂU MÌNH SAU • 3 4 3

T

hông điệp “tôi”

có vẻ ngang hàng

hơn – giữa mọi

người với nhau.

Thông điệp “bạn”

có vẻ người trên

kẻ dưới, cho thấy

người này tốt hơn

hoặc có giá trị

hơn người kia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.