«Thiên Địa chi thần dữ Ngô chi thần đồng vu nhất thể, cố động dữ Thần
khế, tĩnh dữ Thần cụ, dữ
Thái Không vi nhân, dữ tạo vật giả vi hữu, Thể Tính vô thù, thị vị Đắc
Đạo. » (Trung Hoa Đạo
Giáo Đại Từ Điển, tr. 332)
Âm Phù Kinh dạy ta lẽ Thiên Đạo và Nhân Tâm ám hợp với nhau, và
muốn ta sống đúng theo Trời.
«Thiên Đạo Nhân Tâm ám hợp chi lý, dục nhân năng thuận Thiên nhi
động. » (Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 333)
Âm Phù Kinh xưa nay chỉ có hơn 300 chữ hay hơn 400 chữ. (SĐD, tr.
333)
Cộng thêm học thuyết Lão là Thanh Tĩnh tự nhiên, thanh tâm quả dục,
pha phách thêm Dịch Truyện là thành Thuyết Thiên Đạo, Nhân sự Khế
Hợp. (SĐD, tr. 333) Âm Phù Kinh cho rằng Thiên Đạo và Nhân Đạo khế
hợp với nhau.
Và giải Âm là Âm, Phù là Phù Hợp. (SĐD, tr. 333)
Âm Phù Kinh đề cao thuyết của Nho Gia là Tồn Thiên Lý, khử Nhân
Dục, Tu Tâm, Thành Tính.
(SĐD, tr. 334)
«Vạn vật hữu hình viết Âm, Vạn Vật giai hữu Tính Mệnh viết Phù, vạn
vật giai hữu Tự Nhiên chi Đạo viết Kinh. » Lại nói: «Âm Phù nhị tự, Thân
Tâm dã, Tính Tình dã, Thủy Hoả dã, Thần Khí dã, Diên Hống dã, Long Hổ
dã, động tĩnh dã, nãi tu đơn chi căn bản, dưỡng đạo chi uyên nguyên. »
(SĐD, tr. 334)
Tôi dịch Âm Phù Kinh vì thấy một quyển sách nhỏ bé như vậy mà sao
lại có nhiều danh nhân bình giải như thế.