72 KẾ CỦA QUỶ CỐC TIÊN SINH - Trang 192

chiều hướng này là làm hại người mà thôi. Cho nên tôi hoàn toàn chấp nhận
lời trên của Âm Phù Kinh.

Câu Thuận vi Phàm, Nghịch vi Tiên trong các sách luyện đơn là cốt dạy

con người đi sâu vào phía Tâm Linh, chứ đừng để Tâm Thần phát tán ra
ngoại cảnh, nhất là khi về già. Nghịch đây không phải là đi ngược Thiên
Nhiên.

* Chiều đi từ quẻ Phục cho tới quẻ Kiền thường được gọi là Chiều

Nghịch. Chiều đi từ quẻ Cấu cho tới quẻ Khôn là chiều Thuận. Thuận là
Thuận của phàm nhân; Nghịch là Thuận của Thánh Tiên.

Âm Phù Kinh chủ trương: Bắt chước Trời mà hành sự, theo đúng cơ trời

mà biến hóa, như vậy để cầu trường sinh. hay làm cho nước giàu dân mạnh,
hay làm cho binh cường tướng mạnh để chiến thắng, tất cả đều là một
nguyên tắc. (Quan Thiên chi đạo, chấp cơ đạt biến, dĩ cầu trường sinh, phú
quốc an dân, cường binh chiến thắng. ) (Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển,
tr. 332) Âm Phù Kinh là: «Thánh Nhân Thể Thiên dụng Đạo chi cơ. » (Âm
Phù Kinh là sách Thánh Nhân thay Trời dạy huyền cơ Đạo Lý. )

Thánh Nhân dụng tâm hết sức thâm trầm, thấy được Thiên Tính Bản

Nhiên của mình, rồi theo đúng cơ vi, sống hợp nhất với lẽ Tự Nhiên. Nhìn
vào lòng mình, theo đúng cơ vi Trời Đất, hiểu thế là hiểu rõ Âm Phù Kinh.

«Thánh Nhân dụng tâm Thâm vi, tắc năng chiếu kiến tự nhiên chi tính;

chấp cơ biến thông tắc năng khế hợp tự nhiên chi Lý. Chiếu chi dĩ tâm, khế
chi dĩ cơ, nhi âm phù chi nghĩa tận hĩ. »

(Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển, tr. 332)

Thần Trời Đất với Thần trong ta là Một, nên khi hoạt động thời in như

thần, khi tĩnh lặng thì có đủ Thần trong mình, mình và Thái Không là Một,
mình với vạn hữu là bạn, Thể Tính của mình và Thể Tính của trời đất
không có gì khác biệt, thế gọi là Đắc Đạo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.