Phần I: HÃY THỂ HIỆN NHỮNG GIÁ
TRỊ TỐT ĐẸP CỦA BẢN THÂN
Một nhân viên bán hàng thành công nhất định phải là một nhà
tâm lý học vĩ đại, họ phải lên kế hoạch tỉ mỉ và kỹ lưỡng để sẵn sàng
trao đổi và giao tiếp với khách hàng. Giao dịch thành công hay
không phần lớn phụ thuộc vào khả năng thấu hiểu tâm lý và nhu cầu
của khách hàng.
1: Bán hàng không phải là một nghề thấp hèn
M
ột vài người bán hàng mới vào nghề đã không có cái nhìn
đúng đắn về nghề nghiệp của mình. Họ luôn cho rằng họ đang “cần”
khách hàng nên thiếu tự tin khi đối diện với khách. Nhiều người bán
hàng bồn chồn, bất an, nói năng lắp bắp, nhất là khi trao đổi hoặc đề
xuất mua hàng. Họ tự ti, sợ rằng nếu không tôn trọng, nhất nhất nghe
theo lời khách hàng thì khách hàng sẽ không mua hàng của mình. Đây
là lối suy nghĩ rất phổ biến. Nhân viên bán hàng nghĩ nghề nghiệp của
họ là thấp hèn. Nhưng thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm.
Bán hàng cũng như các ngành nghề khác, hoàn toàn đáng được
coi trọng. Nhân viên bán hàng không phải là người lôi kéo hay phục
tùng khách hàng, mà là người giúp giải quyết vấn đề. Nên nhớ rằng,
chỉ khi bạn tôn trọng chính mình, khách hàng mới tin tưởng bạn.
Để có được thiện cảm của khách hàng, trước tiên, mỗi nhân viên
bán hàng phải công nhận khả năng của chính mình, để “cái tôi” có vị
thế tích cực. Tuy có thể không trực tiếp dẫn đến việc bán sản phẩm
hay dịch vụ thành công, nhưng những biểu hiện tích cực của người
bán nhất định sẽ ảnh hưởng tích cực ít nhiều đến người mua. Chẳng
ai muốn giao tiếp với người thiếu tự tin, chứ chưa nói đến việc mua
hàng hay tin tưởng sử dụng dịch vụ mà người đó cung cấp. Bởi sự tự
ti sẽ tạo nên sự nghi ngờ, cảnh giác của khách hàng vào sản phẩm hay
dịch vụ được giới thiệu.
Hãy xem trường hợp một nhân viên tiếp thị máy tính luôn nịnh
bợ vị giám đốc nọ, một khách hàng tiềm năng của anh ta. Hành
4