động đó không những không khiến vị giám đốc hài lòng mà còn tỏ ra
hết sức khó chịu dù chất lượng sản phẩm máy tính anh ta cung cấp
không tồi. Cuối cùng, vị giám đốc đã quyết định không mua hàng với
nhận xét: “Cậu không cần nhún nhường như thế, cậu bán sản phẩm
chứ không bán những lời ngon ngọt. Còn tôi mua sản phẩm vì chất
lượng và sự phù hợp chứ không mua thái độ xun xoe của cậu.”
Bộ dạng khúm núm hạ mình của nhân viên bán hàng không
những hạ thấp giá trị của sản phẩm mà còn “giảm giá” cả thương hiệu
và nhân cách của chính họ. Đó là lý do tại sao mỗi nhân viên bán hàng
cần duy trì thái độ đúng mực với khách hàng để khiến họ có thiện
cảm trong suốt quá trình chia sẻ về sản phẩm.
Kinh nghiệm thực tế
Nhân viên bán hàng phải gặp gỡ nhiều kiểu khách hàng khác
nhau mỗi ngày cần trang bị cho mình các kỹ năng và hiểu biết
phong phú. Để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực
sự, bạn cần biết thể hiện bản thân có chừng mực, đồng thời tùy cơ
ứng biến bộc lộ năng lực, thu hút sự chú ý của khách hàng và khiến
họ tò mò về bạn và sản phẩm của bạn.
2: Coi bản thân như một sản phẩm
J
oe Girard, một trong những nhân viên bán hàng vĩ đại nhất thế
giới, từng nói: “Trong lĩnh vực bán hàng, điểm mấu chốt không phải
là bạn đang bán sản phẩm, mà đang ‘bán’ chính mình.”
Hoạt động bán hàng được cấu thành bởi 3 thành tố: nhân viên
bán hàng, khách hàng và sản phẩm hay dịch vụ. Người bán là cầu nối
giữa sản phẩm và người mua. Nhờ sự giới thiệu của người bán,
người mua sẽ biết nhiều hơn về sản phẩm, từ đó suy đoán, xem xét,
cân nhắc và quyết định nên mua hay không. Trong quá trình này, tuy
mục đích của khách hàng là sản phẩm, nhưng yếu tố tiếp xúc với
khách hàng đầu tiên lại là nhân viên bán hàng. Nếu nhân viên bán
hàng có thái độ chân thành, phục vụ chu đáo, khách sẽ có ấn tượng
tích cực với người bán, và rất có khả năng sẽ tiến hành giao dịch. Nếu
người bán hàng có thái độ thờ ơ, lạnh lùng, khách hàng rất có thể sẽ
tức giận, nên dù chất lượng sản phẩm có tốt tới đâu, khả năng không
mua hàng là rất cao.
5