Hãy đừng để nỗi sợ hãi xuất hiện trong quá trình phát triển vai
trò lãnh đạo của mình. Câu hỏi Tôi sợ hãi điều gì? là một câu hỏi
quan trọng anh cần tự vấn mình và quan trọng hơn đó còn là một
câu hỏi cần anh trả lời trung thực. Hãy đừng sợ ngay cả việc trả lời
câu hỏi này nhé!
6. Anh có tin chắc rằng mình muốn đặt ra những câu
hỏi không?
Cũng giống như bất kỳ một người nào đang phải nỗ lực, cố
gắng, chúng ta hãy bắt đầu từ phần khó nhất. Có vô số lý do
khiến con người trì hoãn công việc. Ví dụ như “Tôi sẽ làm việc đó khi
đọc xong quyển sách này”, “Thôi, thứ Hai sẽ bắt đầu làm việc này
hơn là từ thứ Năm”. Có những sự kiện đột ngột có thể gây ra tác động
xấu như: người hút thuốc lá bị lên cơn đau tim, những ông bố bà
mẹ phải đến đón con từ đồn cảnh sát vì một tội nhỏ nào đó, một
nhà quản lý mất đi ba nhân viên giỏi nhất trong một thời gian
ngắn, v.v... Ngay cả khi những sự kiện như thế có thể mang đến sự
thay đổi trong hành vi nhưngkhông phải lúc nào chúng cũng có được
tác động như mong muốn. Người nghiện thuốc lá thì vẫn hút
thuốc. Các ông bố, bà mẹ vẫn phớt lờ những dấu hiệu ban đầu
của một đứa trẻ hư. Còn những người lãnh đạo vẫn kêu ca các đối thủ
cạnh tranh cướp mất nhân viên giỏi của mình. Hành vi vẫn không
hề thay đổi còn vấn đề lại càng phát sinh nhiều hơn.
Có một định nghĩa đơn giản, phổ biến và khá thông minh về sự
lú lẫn vẫn thường được người ta nói tới: Sự lú lẫn có nghĩa là lúc nào
cũng làm đi làm lại cùng một việc mà cứ tưởng là sẽ đạt được kết
quả khác. Nếu hiểu theo định nghĩa này thì tôi đã thấy khá nhiều
người lãnh đạo lú lẫn. Một số người thậm chí còn lấy làm tự hào về
những hành vi chẳng hề thay đổi này. Họ tin rằng, sớm muộn gì thì
các nhân viên của mình sẽ hiểu được phong cách lãnh đạo của họ đã
góp phần thế nào vào thành công mà nhóm sẽ phải đạt được. Trong