đó động viên được lòng hăng say, sáng tạo chủ động năng nổ trong
công việc. Ngoài ra còn định hướng con đường phấn đấu và tăng
thêm lòng tự tin để tiến tới thành công.
Vấn đề này áp dụng với tất cả nhân viên dù là mới hay cũ, cấp
trung gian hay cấp cơ sở.
Giáo sư Lawrens ở Trường Đại học Harvard nước Mỹ đã dày công
nghiên cứu về chuyên đề những yếu tố tác động đến thành tích
công tác, đã đi đến nhận định, những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng
đến thành tích công tác là: mức độ vừa ý với công việc, lòng tự tin,
năng lực. Làm thế nào để xây dựng lòng tự tin cho cấp dưới khi thi
hành nhiệm vụ? Vấn đề này được nhà tâm lý học nổi tiếng thế
giới Erikson giải thích như sau: Lòng tự tin của mỗi người được hình
thành và xác định bởi hai điều kiện cuối cùng đó là, hoàn cảnh bức
xúc và khát vọng chuyển bại thành thắng, vượt qua hiểm hoạ. Nói
cách khác, khi con người lần lượt vượt qua hết thử thách này đến
thử thách khác, thì lòng tự tin cũng được hình thành và củng cố, đi
đôi với quá trình nâng cao năng lực trình độ, thì niềm tin vào chiến
thắng càng được tăng cường, tự đánh giá bản thân ngày càng cao
hơn, trên cơ sở đó tiến hành công việc càng hiệu quả hơn, như vậy
con người sẽ phát triển một cách lành mạnh, trong một tập thể tập
hợp nhiều thành viên như thế thì tập thể sẽ vững mạnh và không
ngừng phát triển.
Nhà quản lý cần nhìn nhận con người một cách tổng thể, nếu ai
mặt tốt nhiều mặt xấu ít, thì không nên xử sự theo cách bắt
khoan bắt nhặt, vạch lá tìm sâu, bới bèo ra bọ, mà nên đối xử
bằng thái độ khoan dung, độ lượng, ngay cả trong trường hợp cấp
dưới mắc lỗi lầm, thì cần làm cho họ nhận thức được sai lầm
đồng thời tạo cơ hội cho họ chuộc lỗi, nhất là không làm cho họ
mất hết tự tin.