Đừng bao giờ gây khó, dễ cho cấp dưới, tuy nhiên nếu trong
công tác quản lý mà bỏ qua không xem xét nhắc nhở các lỗi lầm
của cấp dưới, không xử phạt đúng mức, thì không cảnh tỉnh được
đương sự và nhân viên khác, lỗi lầm vẫn có cơ tiếp diễn. Một người
có thể bị vấp ngã hai lần chỉ với một hòn đá, thì nhà quản lý cần
nghiên cứu phát hiện nguyên nhân sâu xa dẫn đến lỗi lầm, rồi
giảng giải cho đương sự hiểu rõ, thấm thía và tỉnh ngộ, như vậy
khiển trách xử phạt những người phạm sai lầm là cần thiết và
đúng đắn, nhưng không nên đánh đồng khiển trách với gây khó dễ,
sự phân biệt này khá rõ rệt, nếu xem xét từ góc độ tâm lý của đương
sự, thì gây khó dễ mang sắc thái trấn áp, cố ý đẩy người ta vào
bước đường cùng, hiển nhiên trong lòng đối tượng sẽ nảy sinh tâm lý
chống đối, làm cho hiệu quả phê bình chỉ trích chỉ bằng con số
không, còn xử phạt thể hiện tấm lòng thông cảm của lãnh đạo, quan
tâm đến đương sự, người bị xử phạt không vì thế mà sinh lòng căm
giận, vì họ không bị bài xích, vẫn còn cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Do vậy
vận dụng thoả đáng phương pháp thưởng phạt là một biện pháp khích
lệ hữu hiệu.
Xây dựng tinh thần làm chủ cho mọi thành viên, tài tổ chức lãnh
đạo còn thể hiện về mặt, làm cho công ty đơn vị có sức hút với mọi
người, ai cũng cảm thấy thân thiết như đó chính là gia đình của
mình, ai cũng say mê công việc và thích thú với bầu không khí chan
hoà đầm ấm trong đơn vị, sẵn sàng tự nguyện hiến dâng tất cả trí
tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung, nếu xét vấn đề từ khía cạnh
nhân viên, ý thức làm chủ chính là nhận thức được quyền tham gia
góp ý kiến đề xuất về công tác của mình vào tất cả các vấn đề
có liên quan khác, có tinh thần làm chủ thì trong khi thực thi nhiệm
vụ mới có sáng tạo chủ động, mới vận dụng trí lực và nêu cao trách
nhiệm, mới xử lý tốt các tình huống đột xuất, vượt qua mọi khó
khăn thử thách, nếu ai cũng cảm thấy tự hào về đơn vị mình, thì