Ví dụ ở một công ty nọ, một số cán bộ cao cấp và trung cấp
thường xuyên phàn nàn rằng mình quá bận rộn mà không ai đỡ
đần, họ kêu ca thiếu người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
đến nơi đến chốn để san sẻ công việc. Nhưng sau khi nghiên cứu
phân tích, họ mới vỡ nhẽ ra rằng, khá nhiều cán bộ không có thói
quen chia sẻ quyền lực, lại không tạo cơ hội rèn luyện tập huấn cho
cấp dưới. Trong một số trường hợp người lãnh đạo còn lo sợ đào tạo
cấp dưới kế cận thì chiếc ghế lãnh đạo của mình sẽ có nguy cơ rơi
vào tay người khác, họ thậm chí còn ngăn cản cấp dưới tự rèn luyện
học hỏi thêm trong điều kiện cho phép.
Cho dù vận dụng chế độ hội đồng quản trị, hay chế độ đại biểu,
là chế độ tập thể lãnh đạo hay giám đốc phụ trách, thì việc sản sinh
các cơ chế quản lý mới trong xã hội thời nay, đều nhằm mục đích
giảm thiểu gánh nặng và kịp thời hoàn thành công việc. Tuy nhiên để
thực hiện cơ chế lãnh đạo mới một cách hiệu quả, đòi hỏi phải phát
hiện và bồi dưỡng nhân tài, không ngừng nâng cao hiểu biết và
trình độ nghiệp vụ, nâng cao năng lực công tác, tích luỹ kinh nghiệm
cho họ, những người này mới phát huy được tác dụng. Do vậy coi nhẹ
phân chia quyền hạn và bồi dưỡng cấp dưới, chính là hai mặt của
cùng một vấn đề, không thể tách rời nhau.
Hãy mạnh dạn phân chia quyền lực, tự nình tìm ra và bồi dưỡng
vài ba trợ thủ tâm đắc để hỗ trợ, trau dồi cho họ những kiến thức
và tay nghề liên quan, truyền thụ cho họ kinh nghiệm công tác rèn
luyện kỹ năng kỹ xảo, để khi giao việc có thể yên tâm, không cần
theo dõi giám sát quá nhiều, hơn nữa công việc giao phó ngày càng
nặng nề khó khăn hơn, tạo ra môi trường cho họ thử thách mình. Có
thể tham khảo một số cách làm cụ thể sau đây.
Căn cứ vào tầm quan trọng và độ khó của công việc, tự thu xếp
chỉnh lý lại toàn bộ sự vụ của mình.