lý đều rất hạn chế, mà đây lại là những yếu tố mang tính quyết
định nhất. Theo đà phát triển của xí nghiệp, thì trình độ các mặt sẽ
được nâng cao, tuy nhiên tiền đề thành công chính là nhận biết và
sử dụng nhân tài, và tổ chức động viên nhân viên trong đơn vị. Thành
công lớn là tinh hoa trí tuệ và sức lực của cả một tập thể lớn.
Tháng 9 năm 1957, ở vùng gần nhà ga Chisin trên tuyến đường
sắt từ Tokyo đi Osaka, có một cửa hàng diện tích khoảng 50m
2
,
trong cửa hàng có ba người làm, hàng hoá bán ra chủ yếu là thuốc
chữa bệnh và thực phẩm, đặt tên là cửa hàng Ohi Sau đó 50 năm, nhờ
tài kinh doanh của ông chủ, tiền vào như nước, quy mô không ngừng
mở rộng, năm 1972 doanh số bán hàng mỗi năm của cửa hàng này
đã vượt qua con số 100 tỷ Yên, xếp hàng đầu trong hàng ngũ các
doanh nghiệp bán lẻ trên đất nước Nhật, đến năm 1984 doanh số
bán hàng mỗi năm vượt mức 1000 tỷ Yên, Đến năm 1990 cửa hàng
này chiếm vị trí đầu bảng trong ngành bán lẻ ở Nhật, và cũng trở
thành đơn vị thương mại tầm cỡ trên thế giới.
Người lập được kỳ tích đó, tức là nhà sáng lập Công ty hữu hạn cổ
phần Ohi, hiện nắm giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị là
ông Chunaiko, ở Nhật người ta tôn vinh ông là thương gia siêu cấp,
là ngọn cờ đầu trong cuộc cách mạng lưu thông.
Nguyên nhân thành công chủ yếu của ông Chunaiko là rất giỏi
nhận biết và sử dụng nhân tài, ông rất coi trọng khâu sử dụng và
bồi dưỡng nhân tài, ông vận dụng kinh nghiệm trong thời gian phục
vụ trong quân đội, xây dựng được một đội ngũ cốt cán, theo cách nói
của ông là "Phép kinh doanh hạ sĩ quan", tức là phát huy năng lực tác
dụng của tầng lớp cán bộ cơ sở, mà tại cửa hàng là các chủ nhiệm,
huy động tối đa tính tích cực năng nổ của họ, theo đà phát triển
nghiệp vụ của Công ty, Chunaiko thường xuyên cảm thấy thiếu
nhân tài, mỗi lần triển khai nghiệp vụ, ông đều mở một đợt tuyển
chọn nhân tài, tìm người giỏi về mặt quản lý, rất nhiều trường hợp