trong cuộc đi hành hương tự trước đây, và thuật chuyện mình cho họ nghe.
Họ tỏ ra rất hoài nghi.Nhưng một buổi tối đúng vào lúc chín giờ, trong khi
họ đang ngồi quây quần chung quanh một ánh lửa trại, thì giọng hát lại bắt
đầu một bài ca nói về đề tài những bia đá cổ. Ngày hôm sau, họ chấm dứt
cuộc hành hương và bắt đầu cuộc hành trình đi đến ngôi đền cổ. Kể từ khi
đó, giọng kia lại hát mỗi ngày đúng vào lúc chín giờ tối. Giọng hát ấy càng
nhẹ khi bốn người du khách đi đường mệt mỏi.
Họ đi gần đến ngôi đến cổ điêu tàn, và chuyến hành trình đã sắp kết thúc,
thì hình ảnh mảnh mai thanh tú của một đứa trẻ thiếu niên xuất hiện vào lúc
một giờ trước lúc giữa trưa và bắt đầu vừa hát vừa hướng dẫn họ đến chỗ
ngôi đền. Khi họ đến nơi, thì phiến đá lớn đã bị cậy bật lên. Họ liền đi theo
đường hầm đưa đến chỗ động đá. Những cánh cửa tự nhiên mở rộng khi họ
đến gần, và họ bước vào động. Chỉ một lúc ngắn ngủi cũng đủ cho các vị
tăng lữ nhận biết giá trị của đồ bảo vật này. Họ bèn đi đến một làng cách đó
độ một trăm cây số để tìm mua lạc đà và đồ lương thực tiếp tế, để chuẩn bị
đem các bia đá cổ đến chỗ an toàn.
Họ mua được mười hai con lạc đà và trở lại ngôi đền cổ và gói ghém cẩn
thận các tấm bia đá cổ lại chắc chắn cho khỏi bị hư hỏng dọc đường. Kế đó
họ mua thêm ba con lạc đà nữa, và bắt đầu một cuộc hành trình lâu dài đến
Peshawar, xuyên qua các nước Ba Tư và A Phú Hãn.
Gần đến Peshawar, các vị tăng lữ mới đem cất dấu đồ bảo vật quý giá
này trong một hang núi hẻo lánh; và để đồ bảo vật nằm yên tại đó trong
năm năm. Để giữ gìn các bia đá cổ, một trong các vị tăng lữ luôn luôn thay
phiên nhau ngồi tọa thiền nhập định trước cửa hang núi. Từ Peshawar, họ
chở các bia đá đến Lahnda, trong tỉnh Punjab, và lưu trữ tại đó trong mười
năm. Kế đó, xuyên qua nhiều giai đoạn từ từ và chậm chạp, đồ bảo vật
được chở đến đây và lưu trữ trong biệt điện của đức Đạt Lai Lạt Ma. Như
thế tất cả là bốn chục năm đã trôi qua kể từ khi các bia đá được đem đi từ
nơi chôn dấu đầu tiên. Từ biệt điện, người ta còn phải chở đồ bảo vật này