giới. Chúng tôi cũng sẽ nói sơ qua về những nền nghệ thuật và văn hóa của
họ, cùng những tư tưởng và động lức nào đã giúp cho những nền văn minh
ấy duy trì được sự sinh tồn của họ ở một trình độ rất cao.
Vài nhóm người rất hiếm vẫn tiếp tục thực hành đời sống tâm linh cao
cả. Những nhóm người đó đã một phần nào trở nên những ngọn đuốc soi
đường cho nhân loại đang tiến hóa đến một cao điểm mới của lịch sử văn
minh thế giới. Hãy còn chờ xem phải chăng những thiếu sót lỗi lầm của
một thiểu số, được tăng cường bởi đa số nhân loại, có thể nào lại một lần
nữa nhận chìm thế giới và lôi cuốn phần đông loài người vào trong quên
lãng trong một thời gian lâu dài.
Tầm mức quan sát của chúng tôi cho thấy rằng hiện tại có tiềm lực chứa
đựng tất cả tương lai. Chỉ có những công trình của hiện tại mới tạo nên
tương lai. Nếu hiện tại được toàn hảo, thì tương lai cũng không khỏi được
toàn hảo. Không phải là sự toàn hảo của hiện tại được nối tiếp theo trong
tương lai. Chính cái ý thức về sự toàn hảo hiện tại nó đưa đến cái ý thức
của một tương lai toàn vẹn.
Dù cho chúng tôi đi đến đâu, chúng tôi cũng khám phá những dấu tích
của một dân tộc, ở một thời kỳ nhất định nào đó, đã hoàn toàn sống trong
hiện tại. Trọn cái tương lai của dân tộc ấy hoàn toàn phù hợp đúng đắn với
những công trình hiện tại của họ, đến nỗi tương lai của họ không thể nào
cách biệt xa con đường toàn hảo, toàn vẹn. Đó tức là cái nguồn gốc của lời
răn “Các ngươi chớ có băn khoăn lo lắng gì về tương lai.” Họ áp dụng giáo
điều này: “Hãy sống với hiện tại một cách thành thật, rồi tương lai cũng sẽ
được tốt đẹp, an toàn.”
Tư tưởng ấy luôn luôn tái xuất hiện trong những phong tục, tập quán,
những bài dân ca, và những kinh cầu nguyện của họ.
Chúng tôi cũng nghiên cứu những chuyện huyền thoại về những âm binh
của vùng “Biển Cát”, theo như danh từ của người Trung Hoa thường gọi