tiếc. Ban đầu, sự chế nhạo ấy dù rất tàn nhẫn nhưng không quá
nặng nề. Ví dụ, khi Primakov phải phẫu thuật hông, Dorenko mỉa
mai bằng cách đưa hình ảnh những động tác đáng sợ mà các bác sĩ
thực hiện khi đang phẫu thuật chân và đùi. Và khi Luzhkov ghi điểm
vì đã xây dựng lại một bệnh viện ở Budyonovsk, miền nam nước
Nga, nơi bị các nhóm Chechnya tàn phá nhưng lại sơ suất không
vinh danh nhà tài trợ, Dorenko chỉ trích ông ta một cách không
thương tiếc: “Ngài đang làm gì vậy?”, anh ta hỏi, vẻ hoa mỹ, “Tại sao
ngài không cảm ơn nhà tài trợ dù chỉ một câu thôi?”
Chiến dịch bôi nhọ Luzhkov của Berezovsky-Dorenko kéo dài
liên tục trong nhiều tuần, và ngày càng gây tranh cãi. Chiến dịch
này ám chỉ rằng Luzhkov liên quan đến “những vụ chuyển tiền bí
mật” từ Moscow đến các ngân hàng ngoại quốc. Hình ảnh của ông
trở nên lố bịch khi các đoạn phim ghi hình ông trong hai năm liên
tiếp lại thể hiện hai quan điểm khác nhau, đầu tiên là ca ngợi
Yeltsin trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1996 và sau đó
lại chỉ trích Yeltsin là tù nhân của các lợi ích đặc biệt và làm việc quá
kém cỏi. Thông điệp gây kích động nhất là việc cáo buộc Thị trưởng
Moscow có dính líu trong vụ giết hại doanh nhân người Mỹ Paul
Tatum, người bị bắn chết khi đang tranh chấp quyền sở hữu một
khách sạn ở Moscow, một vụ án mà trước đó không có ai bị buộc tội
cả.
Bị chỉ trích quá sức chịu đựng, Luzhkov thưa kiện Dorenko về tội
phỉ báng và cuối cùng đã chiến thắng với số tiền bồi thường
thiệt hại khiêm tốn là 4.500 đô-la. Tuy nhiên, đối đầu với
Dorenko có nghĩa là ông đã sao nhãng việc trọng tâm trong giai đoạn
quyết định. Berezovsky vô cùng hài lòng rằng thử thách đối với
Luzhkov trên truyền hình đã làm xói mòn vị thế của Luzhkov trong
các cuộc trưng cầu dân ý và, mặc dù có một cuộc mít tinh lớn vào
phút chót ở một góc của Quảng trường Đỏ, khi các công nhân đi xe