năm 2004. Thế nhưng nhiều người lại sẵn sàng đổ lỗi vụ lùm xùm
đó cho Peter Kenyon, Giám đốc Điều hành của Câu lạc bộ. Họ vẫn
yêu mến Abramovich bởi ông không chỉ khiến Chelsea trở thành
câu lạc bộ được bàn tán nhiều nhất trong mùa giải qua (và có lẽ còn
nhiều hơn nữa trong thời gian tới), mà còn giúp Chelsea lần đầu
tiên đánh bại được Arsenal sau nhiều năm. Khi mọi việc đang tiến
triển tốt đẹp, tại sao lại phải khơi lại quá khứ nhiều chuyện tồi tệ
như chiếm đoạt cổ phiếu của công nhân, kiếm hàng tỷ đồng nhờ
quá trình tư nhân hóa giả tạo, liều lĩnh pha loãng cổ phiếu và tương
tự như vậy?
Nguyên nhân thứ hai, Abramovich bận tâm với việc công khai tài
sản chi tiết và cách thức ông kiếm được số tài sản đó sẽ tác động
như thế nào đến người dân trong nước. Cử tri Nga đã thất vọng
cay đắng với việc Chính phủ bán tống bán tháo các tài sản quý giá
của đất nước với giá rẻ mạt. Vào lúc mà Abramovich phải chống lại
những người muốn áp thuế nặng hơn hoặc thậm chí là tịch thu tài
sản của các ông trùm, thì ông không hề muốn thu hút thêm sự chú
ý nào của công chúng đối với cá nhân ông cả.
Trong bối cảnh như vậy, không người nào sở hữu khối tài sản
lớn như của Abramovich lại có thể phớt lờ chính trị. Định nghĩa của
nền chính trị đầu sỏ là “cai trị bởi số ít” và số ít ở đây là những
người giàu có tột bậc. Đối với họ, sẽ là hết sức nguy hiểm nếu họ
không thân cận được với Tổng thống trong khi cử tri Nga đang đả
đảo vì họ đã thâu tóm được quyền điều hành các ngành kinh tế
chủ chốt của đất nước với cái giá bèo bọt và mạnh mẽ yêu cầu họ
phải trả bớt số tài sản đó. Một doanh nhân phương Tây thạo tin làm
ăn ở Moscow đã đánh giá rất sắc sảo như sau: “Để hiểu được
Abramovich, bạn phải nhớ ông ấy không phải doanh nhân mà là một
chính trị gia ngầm”. Người này muốn nhắc đến thực tế rằng
các giám đốc điều hành và các kế toán tin cậy của Abramovich