Tuy nhiên, khi trận đấu kết thúc, Ranieri vẫn chẳng thể nào có
tâm trạng để ăn mừng hớn hở cả. Ông cũng như tất cả các cầu thủ
đều không xuất hiện tại cuộc họp báo truyền thống sau trận đấu
và lần này, truyền thông không đổ lỗi cho ông. Một phóng viên
bình luận: “Trong tám tháng qua, ông đã lãnh đạo Chelsea bất
chấp những nghi ngờ rằng vị trí của ông có thể bị phế truất bất
cứ lúc nào. Ông không bao giờ né tránh bất cứ vấn đề khó khăn
nào. Đức hạnh âm thầm của ông, sự trung thành bền bỉ của ông với
các cầu thủ đã khiến cả đất nước này ngưỡng mộ.”
Trong khi Ranieri đang ngày càng được sùng bái, thì Peter
Kenyon, người-phá-quấy chính (theo ngôn ngữ của làng túc cầu),
lại đang gặp một cơn ác mộng. Ông chuyển đến Chelsea trong tuần
đầu tháng 2 năm 2004, sau 6 tháng nghỉ phép hưởng lương của
Manchester United. Khi Kenyon tạo dáng chụp hình ở Stanford
Bridge, mỉm cười để quay phim, dang rộng cánh tay ôm bức tường
Khán đài Đông tráng lệ, ông có dáng vẻ của một người đang thích thú
chờ đợi mọi thách thức ở phía trước. Và ngay từ đầu ông đã thể hiện
rõ rằng ông không có ý định chạy theo cảm xúc của bất kỳ ai khác.
Ken Bates cảm thấy không vui khi Bruce Buck, vị chủ tịch mới
của tổ hợp Chelsea Village, bỏ nội dung truyền thống của ông trong
chương trình khai mạc trận đấu trước Charlton Athletic để Peter
Kenyon, vị giám đốc điều hành mới, có thể giới thiệu và làm quen
với người hâm mộ. Đây có thể coi là một hình thức làm nhục không
hề giấu giếm đối với Bates, người được trao danh hiệu Chủ tịch
danh dự Chelsea sau khi Abramovich tiếp quản câu lạc bộ này. Vì
vậy, như nhiều người dự đoán, Bates đã phản ứng rất mạnh.
“Không gì có thể giải thích cho trò chơi này. Không thể có lời giải
thích nào hết”, hình như ông đã nói với Buck như vậy. Sự bất hòa
giữa Bates và ban lãnh đạo mới càng tăng lên khi ông quyết định
không bay tới Đức để theo dõi trận đấu của Chelsea với Stuttgart