Xem Plutarch, Alexander 69.8, và Strabo 15.1.68. Chares và Onesicritus
thuật lại rằng Calanus đã lao mình vào ngọn lửa.
Atropates là thống đốc của Media. Abulites và Oxathres lần lượt cai trị
Susiane và Paraetacene (xem Quyển ba). Theo Plutarch (Alexander 68.7),
nhà vua đã phóng cây sarissa hay cây thương vào người Oxathres.
Xem Curtius 10.1.39. Về việc xử tử các thống đốc trong giai đoạn này, xem
E. Badian, JHS 1961, 16.
Barsine là tên chính thức. Còn thông thường, cô được gọi là Stateira.
Nhờ việc kết hôn với các cô gái dòng dõi quý tộc, Alexander đã tự kết nối
ngài với các nhánh của hoàng gia Ba Tư. Artaxerxes III Ochus đã cai trị Ba
Tư từ năm 359 tới 338 TCN.
Chares, viên thị thần hoàng gia, người đã mô tả chi tiết các lễ hội, đã đưa ra
con số là 92 chú rể; xem Athenaeus 12.538b-539a. Về mục đích của
Alexander, xem Wilcken, Alexander 208.
Xem Diodorus 17.109-1-2; Curtius 10.2.9-11; Plutarch, Alexander 70.3.
Plutarch và Curtius đều đưa ra con số là 9.870 ta-lăng, trong khi Diodorus
nói rằng số này “ít hơn 10.000 ta-lăng”.
Xem Arrian, Indica 23.5; Curtius 9.10.19.
Curtius (8.5.1) xác định thời điểm gây dựng lực lượng này là vào khoảng
năm 327; tương tự với Plutarch (Alexander 47.6). Diodorus (17.108) cho
rằng sự kiện này xảy ra sau cuộc binh biến ở Hyphasis.
Xem thêm Phụ lục A.
Có một sự sửa chữa nhỏ trong văn bản (xem E. Badian, JHS 1965, 161). Ở
đây nên hiểu là “đạo quân kỵ binh thứ mười lăm hầu hết là lính phương
Đông, nên sức mạnh của toàn kỵ binh được gia tăng nhờ vào lượng binh
lính nước ngoài được thêm vào.”
Sau khi nối với dòng Coprates, dòng sông này được biết tới với tên gọi
Pasitigris, mà vào thời của Alexander nó đổ vào vịnh Ba Tư. Nearchus đã
giong buồm ngược dòng Pasitigris tới khu vực lân cận của Susa; xem
Arrian, Indica 42. Dòng Pasitigris ngày nay đổ vào sông Shatt-al-Arab, như
một hợp lưu của dòng Euphrates và Tigris. Trong thời cổ đại, hai dòng sông