rằng Abramovich là người rất kiên nhẫn: “Berezovsky rất khiếm
nhã. Ông ấy thường bắt mọi người chờ đợi ở bên ngoài văn phòng
trong nhiều giờ liền, đôi khi còn quên cả các cuộc hẹn với họ nữa.
Nhưng Roman luôn ngồi ngoài hành lang và không bao giờ phàn
nàn.”
Tính cách khiêm nhường của Abramovich phù hợp với vai trò một
đối tác cấp thấp và sự nhạy cảm thông minh giúp anh nắm bắt
được tâm lý người khác. Tuy nhiên, chính sự thông hiểu về kinh
doanh dầu lửa mới là điều thuyết phục Berezovsky cho
Abramovich tham gia vào một trong những thương vụ hấp dẫn nhất
khi Yeltsin đem bán rẻ các tài sản quốc gia khổng lồ của Nga. Trong
nhiều tháng liền, Abramovich và Berezovsky cùng nỗ lực chuẩn bị
cho một vụ bỏ thầu mà sau này trở thành một trong những giao dịch
hời nhất của quá trình tư nhân hóa trong những năm 1990. Trong
khi Berezovsky có mọi mối liên hệ chính trị cần thiết để thắng
thầu thì Abramovich thể hiện sự tinh thông trong những lĩnh vực kỹ
thuật phức tạp nhất. Lúc này, anh đã là một doanh nhân dầu lửa
dày dạn kinh nghiệm, thường xuyên giao dịch với nhà máy lọc dầu
Omsk trong một khoảng thời gian dài.
Năm 1995, nước Nga lâm vào khủng hoảng. Năm trước đó, giá cổ
phiếu lao dốc không phanh, lạm phát vượt kiểm soát còn ngân sách
quốc gia thâm hụt nặng nề. Lúc này, tổng thống Yeltsin cần khôi
phục niềm tin của công chúng vào Chính quyền và phải gấp rút
thành lập một ngân quỹ đặc biệt cho chiến dịch tranh cử tới, nếu
không sự nghiệp của ông sẽ tiêu tan. Kiến trúc sư của kế hoạch cứu
vớt Yeltsin, nhưng với cái giá ”cắt cổ” cho người dân Nga, là một ông
chủ ngân hàng tên Vladimir Potanin.
Kế hoạch của Potanin, ngày nay vẫn được nhắc đến dưới tên gọi
“thương vụ cho vay tiền để lấy cổ phiếu” tỏ ra vô cùng táo bạo.
Ông đề nghị một nhóm các ông trùm giàu có cho Chính phủ vay một