khoản tiền, đổi lại họ sẽ được quyền mua cổ phiếu trong các ngành
công nghiệp trụ cột của nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ từ
bỏ một phần quyền quản lý và chuyển sang cho các chủ nợ. Vì khả
năng Chính phủ có thể trả các khoản vay nợ là rất xa vời nên về lâu
dài, thỏa thuận này gần như sẽ khiến các ngành kinh tế chủ lực
của đất nước bị trao vào tay một nhóm các nhà đầu cơ với giá rẻ
mạt. Trong một phiên họp kéo dài 4 giờ đồng hồ quanh chiếc bàn
hình móng ngựa trong một phòng họp tại điện Kremlin ngày 30
tháng 3 năm 1995, Potanin, ngồi giữa hai ông chủ ngân hàng đầy
quyền lực khác là Mikhail Khodorkovsky và Aleksandr Smolensky,
nêu ra đề xuất trước đông đủ các thành viên nội các Nga do Thủ
tướng Viktor Chernomyrdin làm chủ tọa. Ông đề nghị nhóm cho
Chính phủ vay 9,1 nghìn tỷ rúp (lúc đó tương đương 1,12 tỷ bảng Anh)
để đối lấy quyền mua cổ phần thiểu số và quyền quản lý 44
công ty thuộc sở hữu nhà nước, trong đó có Yokos (mục tiêu của
Khodorkovsky) và Norilsk Nickel (mục tiêu của Potanin).
Dù sao, đây vẫn là một kế hoạch hấp dẫn đối với Chính phủ
Nga vì một số lý do. Thứ nhất, Ủy ban Tài sản Nhà nước, được giao
chỉ tiêu thu 8,7 nghìn tỷ rúp từ khu vực kinh tế tư nhân, đến lúc đó
mới đạt 143 tỷ rúp. David Hoffman, tác giả cuốn Các ông trùm, Sự
giàu có và Quyền lực ở nước Nga mới bình luận: “Các ông chủ ngân
hàng đề xuất với Chính phủ một kế hoạch mà trong nháy mắt
giới cầm quyền có thể thu được toàn bộ lợi tức của quá trình tư
nhân hóa trong cả năm”. Potanin và các ông chủ ngân hàng khác
cũng hứa hẹn một sự ủng hộ toàn diện về chính trị, tài chính và
chiến lược cho chiến dịch tái tranh cử của Yeltsin và bảo đảm sự
ủ
ng hộ đối với bất cứ hoạt động nào nhằm gạt bỏ các thành phần
cộng sản cũ. Thứ hai, kế hoạch này được thiết kế giống như việc
đem cầm cố tài sản của nhà nước thay vì chuyển nhượng thẳng, và
như vậy sẽ không gây phản ứng từ công chúng.