lắng vì chỉ một năm sau, do tác động của Yeltsin, Berezovsky bị sa
thải và không bao giờ giữ vị trí nào trong chính quyền nữa.
Trong suốt thời kỳ này, nhân vật nói trên ở vào vị trí có thể đánh
giá được bản chất của mối quan hệ từng là thầy trò giữa
Berezovsky và Abramovich. Ông này nói: “Đó chắc chắn không
phải là mối quan hệ chủ-tớ. Berezovsky thường đến Sibneft để gặp
Abramovich. Trong những lần tôi đến văn phòng của Berezovsky,
hai lần ông ấy đi gặp Abramovich, chứ không phải ngược lại.”
Năm 1998, Abramovich vẫn chưa được biết đến nhiều, đối với
cả giới tài phiệt phương Tây cũng như là hầu hết công chúng Nga.
Gregory Barker cố gắng thuyết phục Abramovich công khai danh
sách cổ đông của Sibneft để dân chúng biết rằng Berezovsky, người
bị nhiều nhân vật trong cộng đồng tài chính phương Tây coi là lập
dị, không phải là cổ đông toàn quyền như họ vẫn nghĩ. Mặc dù
Abramovich từ chối nhưng anh quyết định tháo bỏ mặt nạ, công
bố mình là đối tác của Berezovsky với hy vọng có thể khiến cộng
đồng quốc tế có cái nhìn khách quan và quan tâm nhiều hơn
đến Sibneft.
Việc Abramovich mong muốn nhận được sự quan tâm của các
nhà đầu tư phương Tây được thể hiện rõ ràng nhất sau thời điểm
đồng rúp sụt giá thảm hại tháng 8 năm 1998. Cuộc khủng hoảng
bắt đầu ngày 27 tháng 5, sau này được gọi là Ngày Thứ Tư đen tối.
Trong phiên đóng cửa hôm đó, chỉ số chứng khoán chính tại Nga
bay hơi 10% giá trị, khiến cho tổng mức sụt giảm của thị trường
chứng khoán kể từ đầu tháng là 40%. Tỷ lệ lãi suất đã giảm từ 42%
trong tháng 1 xuống còn 30%, nay đột ngột tăng lên 150%. Chính
phủ nợ nước ngoài hơn 140 tỷ đô-la Mỹ và nợ 60 tỷ đô-la Mỹ tính
bằng tiền rúp trong giao dịch thương mại trong nước. Khi đất
nước chao đảo bên bờ vực phá sản, Yeltsin buộc phải xem xét việc
giảm giá đồng rúp, một động thái chắc chắn là sẽ làm tiêu tan