niềm tin của công chúng. Ông triệu tập Anatoli Chubais, người bị
ông sa thải hai tháng trước đó, tới điện Kremlin và đề nghị ông này
đi cầu xin sự cứu trợ từ IMF.
Chubais bay tới Washington vào cuối tháng 5 và trở về với lời
hứa của Tổng thống Clinton rằng sẽ hỗ trợ tài chính “nhằm thúc
đẩy sự ổn định, cải cách cơ cấu và tăng trưởng cho nước Nga”. Tuy
nhiên, người ta không hề tin tưởng vào khả năng kiểm soát tình hình
của một thủ tướng mới và thiếu kinh nghiệm như Sergei Kiriyenko.
Trong lúc đó, chính các ông trùm đang nhiều hiềm khích lại ngồi
lại với nhau và đề nghị, trái với ý nguyện của Yeltsin, rằng họ
muốn đưa Chubais, “người lính cứu hỏa” ưa thích của họ, trở lại
chính quyền để tiến hành các cuộc thương lượng quan trọng với
IMF. Con số 10 tỷ đô-la mà các ông chủ ngân hàng quốc tế cam
kết là không đủ. Nga cần 35 tỷ đô-la. Tình thế đó đã giúp vị thế
các ông trùm, trước đó từng bị Kiriyenko thẳng tay tước bỏ, trở lại vị
trí hàng đầu.
Trong chuyến thăm tiếp theo tới Mỹ, Chubais thuyết phục
được IMF tăng số tiền cho Nga vay lên tới 22,6 tỷ đô-la trong vòng
hai năm. Đến cuối tháng 7, họ vẫn tưởng rằng khoản cho vay trước
4,8 tỷ đô-la của IMF có thể giúp giải quyết vấn đề, ít nhất là tới
tháng 10. Nhưng thật không may, các nhà đầu tư nước ngoài quyết
định rằng đã đến lúc phải rời bỏ Nga. Họ ồ ạt rút vốn, nhiều tới
mức mà cho đến cuối tháng 8 thì các ngân hàng của Nga không còn
đơn giản là gặp khó khăn nữa mà là sắp bị nghiền nát. Sau hàng
loạt các sự kiện thảm họa đó, Kiriyenko buộc phải thông báo rằng
Chính phủ cho phép phá giá đồng rúp còn 9,5 rúp/1 đô-la Mỹ, mức
giảm lên đến hơn 50%. Không lâu sau, Yeltsin sa thải Kiriyenko và
nội các của ông ta nhưng đó không phải cách có thể làm dịu vấn đề.
Đến cuối năm 1998, đồng rúp đã tụt xuống chỉ còn một phần ba
giá trị trước khủng hoảng, hàng trăm nghìn người mất việc làm và