các cửa hàng thì có rất ít hoặc không có gì để bán cả. Đó là thời
khắc đen tối nhất của Yeltsin.
Sự yếu kém của đồng rúp trên thị trường tiền tệ quốc tế đã
làm cho việc trả nợ nước ngoài của nhiều công ty Nga trở nên vô
cùng khó khăn, nếu không nói là không thể. Sibneft đã không gặp
may vì chỉ mười ngày sau khi Yeltsin thông báo tạm ngừng trả nợ
nước ngoài, Sibneft có một loạt FRN (trái phiếu lãi suất thả nổi) trị
giá lên tới hàng chục triệu đô-la đến kỳ hạn thanh toán. Tình hình
càng tồi tệ hơn khi công ty này cũng đến hạn phải trả lãi suất
Eurobond theo định kỳ hàng quý. Nhưng Abramovich kiên quyết
rằng uy tín tập đoàn mà anh đã dày công xây dựng trước đây sẽ
không thể bị phá hủy dễ dàng chỉ vì không trả được những khoản nợ
trên. “Cứ như là họ đang đọc thần chú vậy”, Barker nói, “Họ suy nghĩ
và làm việc suốt ngày đêm. Trong khi một số người nhận thấy đây
là cơ hội để gây sức ép đối với các ông chủ ngân hàng thì quan điểm
của Sibneft là: chúng tôi sẽ không vỡ nợ. Đó chính là thời khắc tính
cách đặc trưng của Abramovich bộc lộ rõ nét nhất.”
Nhưng tính minh bạch về tài chính của Sibneft bắt đầu có dấu
hiệu giảm dần trong hai năm sau đó. Thời điểm đó, Eric Kraus, một
nhà phân tích đầu tư uy tín người Mỹ làm việc tại Moscow, tỏ ra rất
quan tâm một giao dịch khác thường trị giá 450 triệu đô-la liên quan
đến cổ phần của Sibneft. Kraus từ lâu đã có mối quan hệ không
êm ả với Sibneft và ban quản trị của công ty này. Ông từng thẳng
thắn mô tả rằng họ chính là những tên cướp mạo danh. Trước đó,
nhân vật này từng có ấn tượng tốt với Sibneft khi nỗ lực Tây hóa
phong cách quản trị với việc chỉ định một ban giám đốc độc lập, đưa
ra một cam kết về tính minh bạch và công khai thông tin thông qua
quan hệ công chúng. Tuy nhiên, đầu năm 2000, Kraus, khi đó đã là
chiến lược gia trưởng của công ty môi giới hàng đầu Nikoil, kết
luận rằng tất cả những điều đó đều giả dối. “Tôi nhận ra rằng