ÁC MỘNG 3096 NGÀY - Trang 187

Đây có lẽ là lý do vì sao tôi kịch liệt phản đối khi bị liệt vào Hội

chứng Stockholm. Thuật ngữ này ra đời sau một vụ cướp nhà băng ở
Stockholm năm 1973. Những kẻ cướp nhà băng đã cầm giữ bốn
nhân viên làm con tin trong năm ngày. Giới truyền thông rất ngạc
nhiên khi những con tin, sau khi được tự do, đã e sợ cảnh sát hơn sợ
những kẻ cầm giữ họ - và họ đã có sự thông hiểu với các thủ phạm.
Một số nạn nhân còn xin ân xá cho băng cướp và thăm viếng họ
trong tù. Dư luận không hiểu được “sự đồng cảm” của họ đối với
những kẻ cướp và đã liệt hành vi của những nạn nhân này vào một
dạng bệnh lý. Họ kết luận rằng: sự cảm thương đối với thủ phạm
cho thấy tình trạng bệnh lý. Kể từ đó chứng bệnh mới được tạo ra
này mang tên là Hội chứng Stockholm.

Ngày nay, đôi khi tôi quan sát phản ứng của trẻ nhỏ khi chúng

mong chờ được chơi với bố mẹ sau cả ngày họ đi làm. Khi bố mẹ
chào đón chúng bằng những từ ngữ khó nghe và đôi khi còn đánh
chúng, mỗi đứa trẻ trong số này đều có thể liệt vào dạng vướng phải
Hội chứng Stockholm. Chúng yêu những người thân mà chúng sống
bên cạnh và phụ thuộc, cho dù những người ấy đối với xử với chúng
không trìu mến lắm.

Tôi cũng là một đứa trẻ khi bắt đầu bị giam. Hắn đã tước tôi ra

khỏi thế giới của tôi để tống vào trong thế giới của hắn. Người đã
đánh cắp tôi, kẻ đã lấy cắp gia đình và danh tính của tôi, đã trở
thành người thân của tôi. Tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài
cách phải chấp nhận hắn như thế và tôi đã học cách để dấy khởi
niềm vui từ tình cảm của hắn và đè nén tất cả những gì tiêu cực.
Cũng hệt như bất kỳ đứa trẻ nào lớn lên trong một gia đình bất hòa.

Sau khi thoát ra, tôi cảm thấy sửng sốt - không phải vì tôi, trong

vị thế nạn nhân, đã làm nên được sự khác biệt đó, mà ở chỗ, xã hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.