ADAM VÀ EVA - Trang 85

ăn đấy, bẩy ngày ăn đâu. Hôm nay là ngày của mẹ, thế từ ngày
mai thì không à. Cứ toàn phú quý sinh lễ nghĩa
.”

Từ ngày be bé, tôi đã nghe thấy cha tôi hay gọi mẹ tôi là Cô, là Bà,

xưng Tôi chứ hiếm khi là Em xưng Anh. Đáp lại mẹ cũng gọi cha tôi
là Ông xưng Tôi, thi thoảng thân mật lắm mới kêu Anh. Cái việc
xưng hô “trang trọng” Cô/Bà hay Ông cứ như thể quận công, hầu
tước không có nghĩa rằng cha mẹ tôi không hạnh phúc. Bởi tôi thấy
bố mẹ các bạn tôi, các cô dì chú bác tôi, hàng xóm nhà tôi cũng gọi
nhau như thế. Đã làm bậc cha mẹ phải như thế mới đứng đắn, anh
anh em em là dành cho những người “còn đang yêu”. Tôi nghĩ vậy là
phải. “Vợ chồng phải kính nhau như khách”, các cụ bảo thế. Vậy gọi
thế cho “kính”.

Mãi sau này, khi đã có “kinh nghiệm” về hôn nhân thì tôi ngẫm

ra “Vợ chồng phải kính nhau như khách” ấy là có ý khác. Từ lúc
lấy nhau về rồi, đã chung một nhà rồi, người ta không còn coi
nhau là khách nữa. Đã người trong nhà thì được ưu tiên cho thấy đủ
mọi cái xấu của nhau (những gì mà người ngoài đường không bao
giờ thấy được), cho phép giản tiện và lôi thôi luộm thuộm. Đầu tiên
là việc nói rút gọn câu. Chủ ngữ và các đại từ nhân xưng bị cắt dần
đi, đặc biệt là trong các tin nhắn, có thể ngắn gọn ngang với việc
tiết kiệm tiền khi gửi điện tín hồi trước thập niên 90.

Vợ: Có ăn cơm k?

Chồng: .

Vợ: Mấy h về?

Chồng: 8h.

Vợ: Thằng A mời có đi k?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.