chút ít nam tính, chỉ sau một học kỳ cũng biến đổi dần dần hành
vi. Kiểu như khi liên hoan các cậu để mặc cho các bạn gái kê bàn ghế,
khuân vác vật nặng, còn mình giành lấy việc đi chợ và nấu ăn. Nếu
gặp nhau, thay vì khen chúng tôi “Sáng nay trông bạn xinh thế”, các
cậu hớn hở “Quần mới à?”, rồi xoe tay vào gấu quần xem chất
vải “Vải gì thế, bao nhiêu tiền một mét?”. Lâu dần chúng tôi coi
các cậu như bạn gái, nói chuyện gì cũng được, từ chuyện thầm kín
chị em phụ nữ cho đến các thông tin khuyến mại sản phẩm thời
trang.
Hồi mới đi làm báo, tôi về báo Phụ nữ Thủ đô làm một thời gian
ngắn. Tổng biên tập, phó tổng biên tập, thư ký tòa soạn, kế toán, và
hai chục phóng viên toàn là phụ nữ, đàn bà, con gái. Có hai, ba nam
nhân gì đó thì cũng giống như thái độ của những dân tộc thiểu số
trước tộc người Kinh: ít nói, ngượng nghịu, hiền lành và ít tranh
đấu. Đề tài của báo, độc giả của báo cũng không liên quan gì nhiều
đến khái niệm mạnh mẽ nên các nam nhân hiếm hoi càng chẳng có
mấy phận sự để cho “ngòi bút đấu tranh”. Có bận trong một cuộc
họp, một nam nhân cao tuổi bị các bậc phụ nữ kiểm điểm rất nghiêm
khắc bằng ngôn ngữ đanh thép của báo chí vì một vài lỗi (được cho
là lỗi) trong công tác biên tập. Ông điềm đạm giải thích từng vấn
đề nhưng vô ích. Đứng trước lý lẽ của phụ nữ, mọi phản ứng đều vô
ích thôi. Ở nhà bạn gặp nước mắt và ở cơ quan bạn gặp những lời
buộc tội. Đàng nào thì bạn cũng nên đầu hàng, đặc biệt là khi “quân
ta” vắng hoe còn “quân đằng ấy” ngồi kín chiếc bàn có sức chứa
30 chỗ. Ít lâu sau con người tội nghiệp ấy cũng chuyển đi chỗ khác,
nơi có nhiều đồng minh “nhân ái” hơn.
Biên chế của tôi ở khoa Ngoại ngữ một trường Cao đẳng đã 13
năm nay. 13 năm tôi sống giữa hai chục đồng minh thân ái. Thi
thoảng có một cậu xin vào thử việc, nhưng cũng chỉ được dăm bữa nửa
tháng, cậu mì chính cánh “bỏ của chạy lấy người”. Nhiều khi đồ