ra, từ đó biết cách đánh giá đề xuất của mình bằng quan điểm của mọi
người, và hoặc là hoàn thiện và củng cố kế hoạch, hoặc ít nhất cũng chuẩn bị
được một câu trả lời hợp lý.
Biết-tuốt
Đây cũng là một khuynh hướng tự nhiên của con người làm sai lệch khả
năng đánh giá vấn đề. Trên thực tế, chúng ta có khuynh hướng đi tìm và
công nhận những thông tin nào khẳng định những gì chúng ta đã biết, đồng
thời một cách vô thức tránh hoặc bỏ qua những thông tin đi ngược lại niềm
tin của mình. Nói cách khác, chúng ta chỉ nghe những gì mình muốn nghe.
Khi chúng ta giả định tất cả những gì chúng ta làm hay phát biểu đều đúng,
chúng ta chẳng bao giờ phải đặt chân lên bàn đạp thắng và suy nghĩ lại về
quan điểm của mình. Đó là lý do vì sao những kẻ lãnh đạo tồi thường tụ họp
quanh mình toàn nghị gật - họ đâu có quan tâm lắng nghe những quan điểm
nào đi ngược lại với định kiến hay kế hoạch của mình. Tôi có một khách
hàng khi nghe đến đây đã nói: “Ôi trời ơi, tôi chính là thế đấy. Tôi thường
nói với nhân viên: ‘Anh nghĩ gì về bài trình bày này? Tôi thấy nó tuyệt
vời!’” Rõ ràng, bà ấy chỉ hỏi để được nhận lại thông tin mà bà muốn nghe.
Và chính vì thế, nếu chúng ta muốn trở thành nhà lãnh đạo, nhà quản lý hay
nhân viên hiệu quả, chúng ta phải dốc hết sức đảm bảo rằng mình luôn nhận
được phản hồi trung thực và khác quan từ những người chúng ta trân trọng.
Nên nhớ ly nước cũng có thể còn đầy một nửa
Đôi khi chúng ta cần được nhóm khuyến khích không kém gì thách thức.
Bạn có bao giờ đút tay vào túi áo khoác đã từ lâu không đụng đến và nhặt
được một tờ 20 đô la nhàu nát? Cái cảm giác thật sung sướng phải không?
Nhưng cảm giác này nhanh chóng biến mất khi bạn vẫn phải tiếp tục công
việc hàng ngày. Bây giờ thử nhớ lại lúc bạn phát hiện mình làm mất 20 đô
la. Thật khó khăn để gạt bỏ cái cảm giác mất mát đó ra khỏi đầu. Bạn tự dằn
vặt mình rất lâu so với số thời gian bạn vui mừng khi tìm được tiền. Đối với
đa số chúng ta, mất tiền thật sự đau hơn rất nhiều so với tìm lại tiền. Các