kết quả là chúng ta có những hành vi tự làm hại mình. Muốn vượt qua
chúng, chỉ có cách duy nhất, đó là phải hiểu rõ bản thân.
Hãy thử suy nghĩ theo hướng này: Thành công là khả năng tạo được những
kết quả mà chúng ta thật sự tìm kiếm trong cuộc sống, chứ không phải chỉ là
số tiền chúng ta kiếm được. Người nào hiểu rõ họ mong muốn điều gì, hiểu
rõ những động lực bên trong, những thứ tự ưu tiên, chắc chắn không giẫm
lên chân mình. Họ có thể tập trung toàn bộ sức lực cho mục tiêu cuộc đời
mình. Đây chính là điều giúp cho những con người bình thường sống một
cuộc đời xuất chúng.
Tích lũy kiến thức là một quá trình không có một điểm dừng duy nhất - vậy
mà không hiểu sao chúng ta thế nào cũng có lúc bị đi lạc. Khi đó, chúng ta
cần một tầm nhìn bên ngoài làm phao cứu sinh - một cú “đá đít” xứng đáng.
Đối với tôi cú đá này đến từ một người bạn, Peter Guber, nhà sản xuất phim
và nguyên lãnh đạo Sony Pictures. Chỉ trong vòng một ngày, cuộc đời tôi đã
bắt đầu thay đổi.
Tôi ghé qua nhà Peter để trao đổi với ông một vài lời khuyên cho quyển
sách mà ông muốn viết. Trong phòng khách của ông, trong không khí của
những bộ phim ông đã tham gia - bộ đồ Batman đã mặc trong phim Batman,
những giải thưởng danh giá mà ông đã mang về nhờ sản xuất những bộ
phim ăn khách như Midnight Express hay Rain Man - tôi cứ nói huyên
thuyên, đưa ra nhận xét về ý tưởng của quyển sách. Bỗng Peter ngồi dựa
người vào chiếc ghế bành và lắc đầu nhè nhẹ.
“Keith,” ông nói, “tôi nghĩ anh nên xem lại mình cho tao nhã hơn”.
Tôi ngượng chín người. Tao nhã? Phải chăng lời nhận xét của tôi thẳng thắn
quá? Điều này là không thể xảy ra với Peter. Tao nhã? Không còn từ nào
trừu tượng hơn được nữa. Ngay lập tức tôi nhớ lại ngôi trường tiểu học hào
nhoáng mà tôi được theo học nhờ có học bổng. Cha mẹ tôi thuộc giai cấp lao
động tại Latrobe, Pennsylvania, không có đủ tiền mua đồng phục cho tôi,
nên chúng tôi phải mua quần áo cũ tại một cửa hàng bán đồ “gần như mới”.
Tôi rất ghét đi vào cửa hàng này và thường trốn trong các sào quần áo vì sợ