chuyên gia về cà phê và trà. Ông bắt đầu sự nghiệp vào năm 1974, làm việc
tại các đồi chè và đồn điền cà phê ở Papua New Guinea. Ông tiếp thị, sản
xuất và đã hoạt động trong ngành công nghiệp này kể từ đó, mạnh nhất là ở
Úc. Năm 1995, ông đã ghé thăm một chuỗi các cửa hàng cà phê ở Mỹ
mang tên Gloria Jean được khởi sự bởi Gloria Jean Kvetko ở Chicago.
Nabi và đối tác kinh doanh của ông, Peter Irvine, đã có quan điểm rất mạnh
mẽ về việc này đến mức họ nỗ lực đạt được các quyền mở cửa hàng tại Úc.
Vào năm 1996, họ đã mở hai cửa hàng Gloria Jean ở Sydney, nhưng gặp
khó khăn.
Họ đã quan sát khách hàng để tìm câu trả lời và ngay sau đó họ phát hiện
ra vấn đề. “Chúng tôi xây dựng các cửa hàng dựa trên mô hình của Mỹ,”
Nabi nói, “hoàn toàn phản Úc. Mọi người thích cà phê, họ thích sản phẩm,
nhưng họ nói: ‘Chỗ ngồi đâu, đồ ăn đâu?’ Đó là các cửa hàng theo mô hình
Take away (Đồ mang về). Chúng tôi biết rằng nếu tiếp tục như vậy, chúng
tôi sẽ không thể trụ được lâu. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu tái cơ cấu.”
Họ đã dành gần 2 năm để điều chỉnh các cửa hàng, sửa chữa và làm mới
chúng cho đến khi họ kết nối được với khách hàng.
Sau đó, Nabi và Peter bắt đầu nhượng quyền thương mại. Trong thời
gian 10 năm, họ đã mở hơn 300 cửa hàng, vào năm 2005, họ mua bản
quyền quốc tế Gloria Jean’s Coffees và mở rộng vượt ra ngoài biên giới Úc
và Mỹ. Ngày nay, Gloria Jean đã có 470 cửa hàng tại 15 quốc gia trên toàn
thế giới.
Dù thành công trong kinh doanh, nhưng Nabi vẫn không ngừng quan sát
mọi thứ. Khi chúng tôi cùng tham gia hội nghị, Nabi đã nói với tôi rằng:
“Chúng tôi không kinh doanh cà phê, để phục vụ mọi người. Chúng tôi
đang hoạt động trong lĩnh vực con người và phục vụ cà phê.”
Nabi đã đưa ra lời khuyên này cho những người hoạt động trong ngành
công nghiệp dịch vụ: “Bạn phải tâm huyết với việc phục vụ. Bạn phải được
chuẩn bị để phục vụ các nhu cầu của những người mà bạn tiếp xúc. Luôn
phải quan sát xem khách hàng muốn gì. Không phải thứ tôi muốn, Peter
muốn, mà là mong muốn của người trả tiền để duy trì hoạt động của chúng