03: KẾT NỐI NẰM NGOÀI CẢ LỜI
NÓI
T
rong một chương trình thực tế trên truyền hình, hai người đều có tài năng
ngang nhau cùng hát một bài hát, một người khiến khán giả reo hò; người
còn lại khiến khán giả lẳng lặng rời đi. Tại sao vậy?
Hai giáo sư tại một trường đại học dạy cùng lớp trong cùng một khoảng
thời gian và cùng dựa trên cuốn sách giáo trình theo quy định. Các sinh
viên đứng xếp hàng đăng ký vào lớp giáo viên đầu tiên, trong khi lớp của vị
giáo sư còn lại dần thiếu hiệu quả và số sinh viên tham gia chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Tại sao vậy?
Hai nhà quản lý cùng điều hành một nhà hàng. Mỗi người đều có 20
nhân viên làm việc thường xuyên. Khi người quản lý đầu tiên cần giúp đỡ
và đề nghị mọi người làm thêm giờ, họ rất sẵn sàng. Nhưng người quản lý
còn lại đưa ra đề nghị tương tự trong tuần tới, tất cả các nhân viên đều viện
lý do không thể ở lại. Điều gì đã làm nên sự khác biệt?
Cha mẹ cùng nuôi một đứa trẻ trong gia đình, áp dụng các quy tắc giáo
dục tương tự nhau. Một phụ huynh được tuân thủ trong vui vẻ, còn người
kia bị ra sức kháng cự. Tại sao vậy?
Không phải lời của bài hát gợi lên phản ứng giống nhau ở cả hai ca sĩ
sao? Không phải một khóa học có sức hấp dẫn giống nhau với sinh viên
sao? Không phải cả hai nhà quản lý đều đưa ra đề nghị giống nhau sao?
Không phải bố và mẹ đều dạy dỗ con với cùng một phương pháp sao?
Về trực giác, bạn có thể biết câu trả lời là không. Phản ứng của mọi
người với những người khác nhau không chỉ đơn thuần dựa trên lời nói
được sử dụng mà trên kết nối họ trải nghiệm với người đó.
HÀNH ĐỘNG CỦA BẠN QUÁ MẠNH MẼ, TÔI KHÔNG THỂ
NGHE THẤY TIẾNG CỦA BẠN