Khi mọi người cố gắng giao tiếp với người khác, nhiều người tin rằng
thông điệp nói ra là tất cả. Nhưng thực tế, giao tiếp vượt ra ngoài những lời
nói thông thường. Trong một nghiên cứu quan trọng, giáo sư tâm lý danh
dự của UCLA, Albert Mehrabian, đã phát hiện ra rằng giao tiếp trực tiếp
với một người có thể được chia thành ba thành phần: từ ngữ, giọng điệu và
ngôn ngữ cơ thể. Ngạc nhiên thay, trong một số trường hợp, chẳng hạn như
khi các thông điệp bằng lời không phù hợp, thì những gì chúng ta làm và
giọng điệu chúng ta sử dụng còn giá trị hơn bất cứ lời nói nào trong quá
trình giao tiếp. Trong các trường hợp được truyền đạt:
• Những gì chúng ta nói chỉ chiếm 7% những gì được tin tưởng.
• Cách chúng ta nói chiếm 38%.
• Những gì người khác nhận thấy chiếm 55%.
Thật ngạc nhiên, hơn 90% ấn tượng chúng ta thường truyền tải không
liên quan nhiều đến những gì chúng ta thực sự nói. Vì vậy, nếu tin rằng
giao tiếp liên quan đến từ ngữ, thì bạn đã sai lầm và bạn sẽ luôn gặp khó
khăn khi kết nối với những người khác.
Trong khi những số liệu thống kê này có thể cho thấy những hạn chế của
từ ngữ trong một số tình huống giao tiếp, thì chúng lại không thể giúp mình
tìm ra cách giao tiếp tốt hơn với người khác. Vậy giải pháp là gì? Howard
Hendricks, người từng là cố vấn từ xa cho tôi trong nhiều năm, đã nói rằng
giao tiếp có ba thành phần cần thiết: trí tuệ, tình cảm và ý chí. Nói cách
khác, khi cố gắng giao tiếp, chúng ta phải có:
Suy nghĩ: Thứ chúng ta biết
Cảm xúc: Thứ chúng ta cảm nhận
Hành động: Thứ chúng ta làm
Tôi tin rằng ba thành phần này cũng rất cần thiết để kết nối với những
người khác. Khi không có bất cứ thành phần nào trong ba thành phần đó, sự
gián đoạn với mọi người và sự cố trong giao tiếp sẽ xảy ra. Cụ thể hơn, đây
là cách tôi nghĩ sự cố sẽ xảy ra. Nếu tôi cố gắng giao tiếp: