biết họ đang nói về điều gì, nhưng ai cũng rất chăm chú lắng nghe. Chúa
đang cho đi – đang truyền tải thay vì lấy đi sức mạnh của họ.
Tôi nghĩ nếu các nhà giao tiếp thể hiện nhu cầu, sự bất an, cái tôi, hoặc
thậm chí trách nhiệm, thì họ đang không cho đi. Những người nghèo túng
muốn được khen ngợi, những người bất an muốn được ủng hộ và chấp
nhận, người tự cao muốn được nâng lên, trở thành “cấp cao hơn”. Khán giả
đều phải cho đi tất cả những điều này. Ngay cả những người được thúc đẩy
bởi trách nhiệm cũng muốn được công nhận là nhân viên trung thành, được
đánh giá có trách nhiệm – thứ mà khán giả phải ban cho họ. Nhiều nhà giao
tiếp luôn dạy về một trong các kiểu nhận về này mà không nhận thức được
nó.
Còn người cho đi, họ thể hiện tình yêu, lòng biết ơn, lòng từ bi, niềm
đam mê và tràn ngập tình thương. Trong mỗi kiểu tình cảm, khán giả
thường không cho đi mà chỉ nhận về. Lúc này việc giảng dạy trở thành một
món quà. Nó lấp đầy và thổi luồng gió mới tới trái tim của người nhận.
Anh chính là lý do khiến mọi người có thể lắng nghe cả ngày. Khi tôi
theo dõi và học hỏi từ anh, anh cho tôi thấy 99% thời gian anh dành để cho
đi. Rất hiếm khi anh sống vì cái tôi cá nhân.
Tôi không nghĩ mình là người kết nối giỏi, Dan miêu tả, nhưng tôi luôn
nỗ lực tập trung vào người nghe và bổ sung giá trị cho họ bất cứ khi nào có
thể. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng anh ấy đã nói chính xác về các diễn giả, cả
người cho đi lẫn nhận về và đó chắc chắn là một phần liên quan đến thái độ
vị tha hay ích kỷ. Chúng ta coi những người khác, như José Manuel Pujol
Hernández gợi ý, là bước đệm hoặc cầu nối. Nếu coi họ như bước đệm,
chúng ta dùng họ để nâng bản thân lên; nếu coi họ là cầu nối, chúng ta sẽ
kết nối với họ.
Khi bạn nghe ai đó nói, hãy tự hỏi: “Đó có phải là người dành mọi thứ
cho tôi – đôi mắt, khuôn mặt, cơ thể, tâm trí và tính cách? Hay người này
chỉ đơn giản ghé qua và cuộc nói chuyện này chỉ là một điểm dừng trên
đường đi của họ?” Những người muốn kết nối với người khác phải cho đi
tất cả. Và điều đó cần lượng năng lượng rất lớn!