AI ĐÃ ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING-A NGÀY ẤY - Trang 188

căm ghét con người hai mặt rõ rệt ấy của mình. Sau đó, do tổ chức Mincheong
bị tan rã hay là do tôi tự động rời xa họ mà tôi đã không dính líu gì đến họ nữa.

Chẳng biết có phải vì cuộc sống của gia đình không ổn định cho nên mọi

sinh hoạt ở trường cũng trở nên lớt phớt hay không. Tôi thấy chán ngắt với tình
bạn, một thứ vốn là ngọn nguồn cho mọi vui buồn và suy tư trăn trở ở lứa tuổi
ấy. Trong ký ức của tôi cũng chẳng đọng lại chút nào về việc đã thân thiết với
ai ở quãng thời gian đó. Việc đọc sách đã trở thành nguồn an ủi duy nhất. Sở
thích của tôi đã chuyển từ những cuốn sách nhuốm màu sắc chính trị sang
những cuốn tiểu thuyết trong nước được xuất hiện sau ngày giải phóng. Tất cả
đều không phải do tôi mua, mà đều được lấy từ giá sách của anh tôi, vì thế
cũng lại chẳng thể thoát khỏi được sức ảnh hưởng của anh tôi. Anh tôi cũng
chỉ đọc tập san Văn học của tổ chức các nhà văn cánh tả là Hội nhà văn đồng
minh, và cả những cuốn sách anh mua khác cũng không nằm ngoài tiêu chí
mang tính ý niệm một phía ấy.

Trong số những ấn phẩm mới phát hành mà tôi được đọc vào thời gian đó,

tôi vẫn còn nhớ là tản văn của nhà phê bình văn học Kim Dong-seok. Không
nhớ đó là tùy bút hay bình luận. Lời văn thật trong sáng, rõ ràng, đọc đến đâu
thấm nhuần đến đó. Thời gian đó, tôi vẫn còn cảm giác khó chịu khi đọc sách
chữ Hàn, vì ảnh hưởng của những cảm nhận quen thuộc từ những cuốn sách
viết bằng tiếng Nhật trước đó. Vậy mà đối với cuốn tản văn ấy, tôi lại thấy vô
cùng hứng thú và đồng cảm với mục tranh luận của nhà phê bình với ai đó về
vấn đề lý giải Truyện Xuân Hương

*

. Ông đã phản bác luận điểm cho rằng sức

sống lâu bền của Truyện Xuân Hương là ở tiết hạnh của nàng Xuân Hương và
lập luận rằng chính bài thơ chàng Lý Mộng Long làm trong bữa tiệc của tên
quan Biện Học Đồ, trước khi chàng để lộ thân phận Mật sứ, rằng: “Rượu nồng
trong chén vàng là máu ngàn người/ Nhắm tốt trên mâm ngọc là mỡ muôn họ”

*

ấy mới chính là sức sống bền bỉ thật sự của câu chuyện.

80 Tác phẩm văn xuôi tự sự tiêu biểu của nền văn học trung đại Triều Tiên.
Tác phẩm có nguồn gốc là một trong mười hai truyện kể của loại hình diễn
xướng Pansori truyền thống, nên có rất nhiều dị bản ở các địa phương khác
nhau và được coi là tác phẩm văn học tiêu biểu của dân tộc Hàn.
81 Trích Từ
điển văn học, Nhà xuất bản Thế giới, 2004, trang 1853.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.