Sự đặt cược này là một chiến lược. Nhiều công ty khác, bao gồm Google,
Facebook và Amazon, đã chọn một con đường khác bằng cách cho người
dùng biết rằng họ sẽ sử dụng dữ liệu để cung cấp những sản phẩm tốt hơn.
Việc Apple tập trung vào quyền riêng tư hạn chế các sản phẩm mà họ có
thể cung cấp. Ví dụ: cả Apple và Google đều có chức năng nhận diện
khuôn mặt được tích hợp vào dịch vụ ảnh của họ. Để hữu ích hơn cho
người tiêu dùng, các khuôn mặt phải được gắn thẻ. Google thực hiện điều
này, bảo quản các thẻ gắn, ở bất kể thiết bị nào, bởi vì sự nhận diện chạy
trên các máy chủ của Google. Tuy nhiên, Apple, vì lo ngại đến quyền riêng
tư, đã lựa chọn nhận diện khuôn mặt ở cấp độ thiết bị. Điều đó có nghĩa là
nếu bạn gắn thẻ khuôn mặt của những người bạn biết trên máy Mac của
mình, các thẻ sẽ không chuyển qua iPhone hoặc iPad của bạn. Không ngạc
nhiên, điều này tạo ra một tình huống mà các mối quan tâm về quyền riêng
tư và khả năng sử dụng của người dùng bị hạn chế. (Vào thời điểm viết
cuốn sách này, chúng tôi vẫn không biết Apple sẽ đối phó với những vấn đề
này ra sao).
Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra trong thực tế. Trong mọi trường hợp,
quá trình sàng lọc kinh tế của chúng tôi đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng các
sự trả giá liên quan đến việc đánh đổi quyền riêng tư của con người cho độ
chính xác của máy dự đoán sẽ dẫn đến sự lựa chọn chiến lược cuối cùng.
Sự tăng cường quyền riêng tư có thể cho các công ty quyền được tìm hiểu
về người tiêu dùng nhưng cũng có thể có nghĩa là việc học tập không thực
sự hữu ích.
Kinh nghiệm là nguồn tài nguyên khan hiếm mới
Ứng dụng điều hướng Waze thu thập dữ liệu từ những người dùng Waze
khác để dự đoán vị trí của vấn đề giao thông. Nó có thể tìm ra tuyến đường
nhanh nhất cho bạn. Nếu đó là tất cả những gì nó đang làm, thì sẽ không có
vấn đề gì cả. Tuy nhiên, sự dự đoán thay đổi hành vi của con người, và đó