chỉ lắng nghe và nhiệt thành chuyên cần tinh tấn, nhắm đến mục tiêu thành
tựu Chấm Dứt Đau Khổ.
Trong hoàn cảnh như vậy, với những thính giả như vậy, những lời dạy của
Ngài cũng đặc biệt thích ứng, khởi đầu bằng định, rồi đến tuệ, và rồi tiến
đến giai đoạn thâm sâu nhất của Giải Thoát. Giáo huấn của Ngài làm cho
thính giả vô cùng hoan hỷ say mê và thấm thía, mỗi lần nghe quên cả thời
gian và quên luôn cả thân mình. Những lời dạy của Ngài về pháp hành kéo
dài tối thiểu hai tiếng đồng hồ nhưng người nghe không cảm thấy mệt mỏi
khó chịu mà lãnh hội đầy đủ, thấy mình vững chắc tiến bộ hơn lần nghe
trước. Vì lẽ ấy đối với người nghe, thời gian thính Pháp là cơ hội để nỗ lực
chuyên cần, chuyên cần lắng nghe, chuyên cần tự kiểm soát, và chuyên cần
quán sát, không kém chuyên cần hơn những sự chuyên cần khác như đi kinh
hành hay ngồi thiền.
Người dạy không có ý định gì khác hơn là làm cho người nghe thấu hiểu,
đề cập đến những trạng thái của tâm đôi khi biểu lộ samudaya (tức sai lạc,
tạo đau khổ hay si mê nhiều hơn là ít đi) và những khi khác biểu lộ magga
(tức đúng, chân chánh, tạo ít đau khổ hơn và nhiều trí tuệ hơn). Điểm này
nhằm chỉ rõ hai sắc thái tiêu cực và tích cực, bất thiện pháp để tránh xa và
thiện pháp cần vun trồng ngay trong hiện tại. Người nghe thấm nhuần thể
chất tinh túy của lời dạy, say mê trầm mình trong nội dung của giáo huấn,
với tâm chặt chẽ tự kiểm soát trong chánh niệm và trí tuệ, thông thường tiến
đạt đến mức độ cao hơn của thiền định và uyên thâm của tuệ minh sát. Bằng
cách này, tâm của các vị ấy phát triển nhiều hơn, khi nghe mỗi lời dạy. Lần
trước hiểu biết về một điểm trong Giáo Pháp thâm sâu, lần này một điểm
khác được củng cố vững chắc hơn, mỗi lần đưa chánh niệm và trí tuệ đến
một mức độ bén nhạy và uyên thâm hơn.
Như vậy, mỗi lần nghe giảng thì người nghe vững vàng phát triển trên cả
định và tuệ. Ngài dạy những gì mà chính mình đã chứng nghiệm và chỉ ra
một cách rõ ràng và sâu sắc chân lý mà chính Ngài đã thành đạt. Do đó, việc
chuyên cần thính Pháp vốn đóng góp rất nhiều cho việc đạt được mục tiêu
của vị tỳ khưu hành hạnh đầu đà quan trọng không kém bất kỳ sự tinh tấn
nào. Và điều này một lần nữa cho thấy tầm quan trọng hơn nữa của một vị