thị trấn đấy. Thấy thế, Ngài Upāli nói rằng mình muốn nói đến một bà có tên
như thế là mẹ của cô gái tên Mahdsee, cả hai đều cư ngụ trong một nhà cách
chùa không xa mà cũng không xa làng của chính Ngài Archan.
Câu chuyện này cho ta một ý niệm về trí thông minh lanh lẹ và tánh khôi
hài của Ngài Upāli, lúc trẻ là bạn thân nhất và về sau là hàng sư huynh của
Ngài Acharn.
Cuộc viếng thăm của vua trời Sakka Tâm là Giáo
Pháp
Trong khi nhập hạ tại làng Narm Mao, quận Mae Ping, tỉnh Chiengmai,
Vua trời Sakka (Đế Thích) thường đến thăm Ngài nhiều nhất, đi cùng với
những người hầu cận. Đối với những vị trời này Ngài Acharn thường thuyết
giảng về tâm từ ở mức độ appamaññā brahmavihāra (vô lượng tâm - không
giới hạn, bao trùm tất cả, và vô ngã) bởi vì các vị ấy thích nghe về đề tài này
hơn tất cả.
Ngài Acharn nói rằng con người là những người chủ trực tiếp của Phật
Giáo và như vậy con người phải hết lòng tôn trọng Giáo Pháp như các vị trời
và những vị nāga (long vương). Có thể là con người không thể làm y hệt
theo các vị vô hình này, nhưng kinh điển đã dạy những phương pháp lễ bái
khác nhau. Chỉ vì con người lơ đễnh không lưu tâm đến lời dạy, và phần
đông xem thường, vì thế con người tự làm cho mình mất đi tình trạng an
lành và hạnh phúc. Trong thực tế, Phật Giáo đã ban truyền tất cả những lời
khuyên dạy, những nghi thức và phẩm hạnh đạo đức cần thiết cho tình trạng
yên ổn an lành cho người biết tôn kính hướng tâm về Giáo Pháp.
Trên thế gian, tâm là chủ. Nếu tâm thô thiển và kém phát triển thì tất cả
những gì liên hệ với nó cũng thô thiển và kém phát triển tương xứng. Cũng
giống như một cái thân dơ bẩn khắp mình. Bộ quần áo nào đụng tới thân thì
cũng lây bẩn. Mặc dù theo bản chất tự nhiên, Giáo Pháp là trong sạch,
nhưng cũng trở nên ô nhiễm khi tiếp xúc với cái tâm ô nhiễm. Một bộ quần
áo sạch để trên một đống rác dơ dáy bụi bặm và một người có tâm dơ bẩn