quốc gia thì làm thế nào thưởng phạt công minh và đem lại trạng thái thanh
bình an lạc cho quốc dân?
Ngài Acharn nói rằng từ ngày xuất gia, Ngài rất hạnh phúc rút vào việc
quán chiếu Giáo Pháp của Đức Phật và đã nhận thức được Giáo Pháp sâu
rộng thế nào, rộng hơn đại dương mênh mông và sâu hơn biển cả ở điểm
rộng nhất và sâu nhất. Đó là sự vi tế của Giáo Pháp vì Pháp cứ sâu hơn, rộng
hơn và vi tế hơn với thành quả của mỗi bước tiến trong pháp hành. Ngài
thấy nếu cần thiết, có thể luôn luôn thành kính đảnh lễ Đức Phật, Đức Pháp,
Đức Tăng vì điều đó là hạnh phúc an lạc hơn tất cả việc làm nào khác.
Không chán, không mệt, bởi vì Phật, Pháp và Tăng không bị giới hạn bởi
thời gian, lúc nào cũng ở với Ngài. Không còn trở lại cảnh giới của Vô
thường, Khổ và Vô Ngã nữa.
Trường hợp một cái tháp xây dở
Nhiều đêm, khi ngồi thiền, Ngài Archan thấy hình ảnh một chú sāmaṇera
và một cô gái đi tới lui quanh vùng. Không biết họ định làm gì, nên Ngài hỏi
họ. Họ trả lời là họ đang xây một cái tháp nhưng đều chết khi công trình
chưa hoàn tất. Chú sāmaṇera là em của cô gái kia. Cả hai cùng dính mắc
vào kế hoạch lúc trước nên cả hai còn đi quanh quẩn nơi này mãi như vậy.
Trong thực tế, họ không bị dày vò bởi những đau khổ khác bằng sự dính
mắc của chính mình nên không thể đi tái sanh vào một cảnh giới cao hơn.
Biết được chuyện này, Ngài Acharn thuyết giảng cho họ một thời Pháp,
khuyên dạy rằng quả thật là vô ích khi lo âu luyến tiếc quá khứ nó đã qua,
không còn sửa đổi hay làm gì được nữa. Dù có mong muốn thế nào, ta
không thể đem nó về hiện tại. Dính mắc theo nó chỉ làm ta buồn và thất
vọng. Tương lai cũng vậy. Hãy để yên cả quá khứ và tương lai như chúng là.
Ta phải sử dụng thời gian hiện tại đúng cách vì nó còn nằm trong tầm tay ta.
Sự thật này cũng cần được áp dụng cho việc xây tháp.” Ngài nói. “Nếu việc
phải xảy ra như các con muốn thì các con đã xây xong tháp. Trong thực tế là
hai con đã chết, điều này cho thấy điều đó là không thể. Giờ đây lại bị sự
nuối tiếc của chính mình gây phiền muộn rằng mình đã chết trước khi hoàn
mãn công trình. Đó là lỗi lầm thứ nhì. Rồi hai con luôn lo lắng về việc này,