bằng nỗ lực không được chỉ đường của mình. Cách chiến đấu này rất khó và
không thuận tiện, nhưng giờ đây không có cách nào khác. Đó là trở ngại khi
không có một vị thầy tài giỏi.
Có nhiều lúc hành giả cảm thấy là mình dò dẫm đường đi trong đêm tối,
luôn luôn lãng phí thời gian vì cứ phải thử cách này đến cách khác. Tôi đã
thành tựu được như ngày nay là nhờ kiên trì cố gắng và bền dạ nhắm thẳng
con đường đi đến mục tiêu, vượt qua hết chướng ngại này đến trở ngại, khó
khăn khác.
Vị Trưởng Lão còn nêu nhiều câu hỏi khác, nhưng tường thuật vắn tắt
như trên có thể đủ để người đọc có một vài ý niệm hữu ích về Giáo Pháp
thực dụng.
Trong khi Ngài lưu ngụ tại Bangkok, có nhiều vị thiện tín cung thỉnh về
nhà để thọ thực nhưng Ngài không nhận lời, nếu buổi lễ trai tăng ấy gây trở
ngại cho thời gian biểu thường ngày của Ngài sau buổi độ ngọ.
Sau khi rời Bangkok, Ngài du hành sang Nakhorn Raja Sima theo lời
cung thỉnh của Phật tử nơi đó. Ngài lưu ngụ tại Wat Salavan, một ngôi chùa
rừng, nơi ấy có đông đảo người đến viếng thăm và nêu nhiều câu hỏi. Trong
những câu hỏi ấy có một câu cảm kích người viết đến tận ngày nay, mặc dù
các chuyện khác thì không còn nhớ gì. Người nêu câu hỏi là một thiện tín
vốn thành thật nóng lòng muốn thực hành pháp trau dồi và phát triển tâm, và
câu hỏi của ông là muốn tìm hiểu, với mục tiêu kiểm tra xem trí tuệ lừng
danh của Ngài Acharn thâm sâu đến đâu.
Không đói tức vô ngã
Câu hỏi: Bạch Ngài con xin thỉnh Ngài từ bi cho chúng con được biết vì lý
do gì Ngài đến Korat lần này? Có phải chỉ vì lợi ích của người dân nơi đây
hay cũng vì Đạo-Quả và Niết Bàn của Ngài nữa?
Ngài Acharn: Sư không đói cũng không si mê những gì ở bên ngoài gây đau
khổ. Người bụng đói lúc nào cũng bồn chồn không yên, chạy tìm cái này ở
đây, cái kia chỗ nọ. Trong khi bụng đói anh ta chụp lấy bất kể thứ gì có thể
chụp được, chỉ để rồi về sau bị chính món đấy tiêu thụ mình. Sư không tìm
gì hết vì bên trong Sư đã có đầy đủ thì tìm nữa làm gì? Tất cả những gì khác