AJAAN MUN - Trang 30

nguyện ấy, Ngài mới cảm thấy nhẹ nhàng như đã đặt xuống gánh nặng và từ
đó vững vàng tiến bộ trên Con Đường dẫn đến Đạo Quả. Sở dĩ Ngài có thể
đổi hướng lời phát nguyện là bởi vì nó không đủ cứng rắn vững mạnh đến
độ không thể đổi thay.

Trong những ngày hành đạo đầu tiên, hai Ngài thường đi chung với nhau

đó đây đến các châu quận và tỉnh thành vùng Đông bắc. Mặc dù tâm tính và
khuynh hướng khác nhau, hai Ngài vẫn thích đi chung với nhau. Ngài
Acharn Sao thì ít nói, cho nên khi giảng dạy Ngài chỉ vắn tắt vài lời. Tâm
Ngài không bay nhảy lanh lẹ và dũng mãnh như tâm Ngài Acharn Mun.
Ngài ít kinh nghiệm về giáo huấn và cũng không thích dạy. Mỗi khi cần phải
thuyết một thời Pháp, Ngài chỉ nói một cách cô đọng trong vài câu như:
“Quý vị phải tránh làm điều ác và nên cố gắng tạo nghiệp lành. Không nên
hoang phí kiếp sống làm người. Chúng ta hơn loài thú. Không nên hành
động như thú, bằng không chúng ta còn tệ hơn loài súc sanh vì sau khi chết
sẽ đọa vào địa ngục, còn khốn khổ hơn cảnh khổ của loài thú nữa.” Ngài chỉ
nói vài lời như vậy rồi rời khỏi Pháp tọa và trở về tịnh thất, không quan tâm
tới ai nữa. Đó là cái thường thấy ở những người như Ngài, cả ngày chỉ nói
chừng vài ba câu. Nhưng hành động của Ngài thì thật sự là gương mẫu. Ngài
nổi tiếng là có thể ngồi một chỗ trong nhiều tiếng đồng hồ. Thời kinh hành
của Ngài cũng kéo dài nhiều tiếng. Dung mạo và tác phong của Ngài quả
thật là tôn nghiêm và khả kính, luôn làm những ai đến gặp Ngài đều thấy
hoan hỷ và kính phục. Cũng như Acharn Mun, Ngài có rất đông đệ tử, trong
hàng xuất gia cũng như trong giới tại gia cư sỹ.

Cả hai vị thiền sư này được biết là rất tôn trọng và kính nể lẫn nhau và

cũng rất thân nhau. Thời gian đầu, hai vị thường ở chung và đi chung với
nhau, trong mùa an cư kiết hạ cũng như trong những ngày thường. Chỉ đến
lúc lâu về sau hai Ngài mới tách rời ở xa nhau, nhưng không xa cách lắm để
có thể thỉnh thoảng thăm viếng nhau. Cũng là vì về sau số đệ tử của mỗi
Ngài đều tăng ngày càng đông, nếu ở chung một nơi thì trở thành gánh nặng
quá lớn cho thí chủ phát tâm cúng dường tứ vật dụng. Dù sao, cả hai vị đều
lo lắng sức khỏe cho nhau, vị này lo cho vị kia. Mỗi khi có một thiện tín ở
chùa kia đến đảnh lễ thì các Ngài thường thăm hỏi sức khỏe lẫn nhau. Các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.