mình tấm y vàng không thể làm cho một người trở thành tỳ khưu, hay tên
gọi hay sự nổi tiếng có thể là dấu hiệu của đức hạnh hay Giáo Pháp. Cuộc
đời của một vị tỳ khưu hay sāmaṇera phải nhiệt thành dấn thân theo Giáo
Pháp, không hành ác, chỉ làm điều thiện, và thanh lọc tâm. Đó là ba cột trụ
của những lời dạy của Đức Phật.
“Không hành ác phải được hiểu một cách chính xác. Không phải chỉ trong
hành động, mà phải không làm điều ác cả trong lời nói, và quan trọng hơn cả
là trong suy nghĩ. Một người có thể không hành ác bằng thân hay khẩu,
nhưng nếu ngày đêm còn ấp ủ dưỡng nuôi những ý nghĩ bất thiện thì không
bao giờ có thể có giới đức và trong sạch. Điều thiện mà họ làm chỉ nông cạn
và giả tạo. Như vậy kết quả sẽ đi ngược lại với bề ngoài mà mình thấy: rối
loạn và thất vọng bên trong tương đương với suy tư bất thiện đã được ôm ấp
dưỡng nuôi. Đó là định luật đạo đức trên phương diện thực hành của người
Phật tử.”
Rồi Ngài giải thích về pháp hành thiền, trí tuệ và Giải Thoát theo mọi
khía cạnh và ở mọi cấp bậc. Dường như không còn sự thật nào bị giữ lại
trong thời pháp. Suốt bốn tiếng đồng hồ người nghe tuyệt đối im lặng, mất
hết ý niệm về thời gian và không gian khi họ đắm chìm trong Giáo Pháp
được biện giải rõ ràng, tường tận, và đầy ấn tượng. Đến cuối thời pháp Ngài
nói rằng về sau Ngài sẽ không bao giờ thuyết một bài Pháp như thế nữa.
Những thời pháp của Ngài sau đó không bao giờ rộng và lâu như vậy nữa.
Một tháng sau, Ngài bắt đầu lâm trọng bệnh và dần dần kiệt sức cho đến khi
viên tịch.
Gương kham nhẫn và buông xả khỏi tình trạng của
thân
Mặc dù cơn bệnh có triệu chứng làm suy yếu dần, Ngài Acharn vẫn đều
đặn và nghiêm túc hành trì các hạnh đầu đà. Trì bình khất thực, thọ thực
trong bát và chỉ một bữa ăn mỗi ngày. Đến khi quá yếu để đi vòng quanh
làng thì Ngài đi nửa đường rồi trở về. Thấy khó khăn của Ngài, các thiện tín
đề nghị Ngài không cần đi ra ngoài, họ xin tình nguyện dâng vật thực tới