con chích choét tới lui hỗn loạn. Rất giống một nhóm người đang lo sợ một
hiểm họa sắp đến và đang rối loạn.
Khỉ đầu đàn cố gắng trấn an bằng những tiếng kêu “Koke!” “Chờ đây!
Tôi sẽ đi xem xét một lần nữa.” Nó trở lại nơi Ngài Phra Acharn ngồi và
theo dõi, quan sát tỉ mỉ cả tính cách và cử động của Ngài. Giờ đây, thấy chắc
rằng Ngài vô hại và bầy khỉ sẽ được an toàn, nó trở lại đàn và kêu, “Koke!
Kake!” “Không có hiểm họa! Cứ tự nhiên tiến hành!” Rồi tất cả bầy khỉ
cùng đi đến nơi Ngài Acharn ngồi, chúng nó nhảy lên nhảy xuống nhìn Ngài
một cách hoài nghi và hỏi với nhau Ngài là ai, tại sao đến ngồi đây.
Đoạn này của câu chuyện được tường thuật đúng như Ngài Acharn đã kể
lại cho các đệ tử nghe, nhằm cho người đọc ý niệm rằng tiếng kêu chích
choét của bầy khỉ vẫn có ý nghĩa và chúng vẫn nói chuyện, truyền cảm, và
hiểu lẫn nhau. Dù sao ta có thể hiểu được tại sao loài thú này vẫn nghi ngờ
con người vì chúng thường là nạn nhân của bao cái bẫy, bao nhiêu hành
động tàn ác của loài người. Vì thế, không thể nào chúng nó không nghi kỵ
Ngài Acharn mà ríu rít cò ke giống như con người nói chuyện với nhau.
Một ít lâu sau, khỉ yên tâm sống thoải mái và không quan tâm đến “vật”
mà chúng nó biết là không làm tổn hại chúng. Kể từ đó bầy khỉ tự do nhảy
nhót quanh quẩn và Ngài Acharn tiếp tục lưu ngụ tại đó, thoải mái và an lạc.
Phương cách sanh tồn “sống và để người khác sống” theo đó mỗi chúng
sanh có thể sống hòa hợp với các chúng sanh khác mà không nghi kỵ lẫn
nhau, chính tự nó là trạng thái hữu phúc an lạc. Ta thường thấy rằng nơi nào
có các vị tỳ khưu hành đầu đà tu ẩn dật ở rừng sâu thì nơi đó thú rừng lớn
hay nhỏ, tụ họp về từng đàn rất đông. Hình như chúng được thu hút vào
vầng hào quang từ bi của Ngài, và cũng như loài người, chúng thích nơi trú
ẩn an toàn. Loài thú khác với con người là chúng không đầy đủ sáng suốt,
do đó chỉ được bản năng sanh tồn dẫn dắt và hàng ngày chỉ có những ý nghĩ
mưu tìm thức ăn và chỗ ở.
Nỗi buồn vô hạn
Một đêm, Ngài Acharn cảm thấy vô cùng buồn (saṁvega)
Ngài cảm động đến tuôn nước mắt. Khi ấy, vào lúc hành thiền, tâm hoàn