ALABAMA SONG - Trang 183

LỜI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

Alabama Song là một tác phẩm hư cấu. Nếu như nhiều nhân vật phụ

trong cuốn sách này có đôi nét giống với những người thân, họ hàng và
những người cùng thời với Zelda Sayre Fitzgerald thì sự mô tả về họ cùng
những sự kiện liên quan đến họ phần lớn là kết quả của trí tưởng tượng
trong tôi.

Cũng như sự phát triển của hai nhân vật Tallulah Bankhead và Auntie

Julia mà tôi đã chọn để nhấn mạnh tầm ảnh hưởng. Cũng như “con trai của
chàng phi công” và tình tiết về Menton, đều được sáng tạo ra. Cũng như
trường đấu Barcelona, những đoạn đối thoại với bác sĩ tâm lý trẻ tuổi của
bệnh viện Highland và tất cả những lớp cảnh diễn ra trong bệnh viện. Cũng
như tình bạn với nhà thơ René Crevel - khi biết chắc rằng Zelda và ông rất
có thể đã gặp gỡ nhau tại nhà Gertrude Stein. Cũng như đoạn miêu tả buổi
chiếu phim mang tính chất riêng tư tại khách sạn George-V.

Cần phải đọc Alabama Song như một cuốn tiểu thuyết chứ không phải

một tiểu sử về Zelda Fitzgerald với tư cách là nhân vật lịch sử.

Những bức thư đều là sản phẩm được tạo ra, trừ bức thư Scott gửi con

gái, được trích lại ở trang 238 và lá thư được dẫn lại ở trang 42 (“Em có
chết anh cũng mặc”), có thể nhận thấy rõ đã được soạn lại bởi lời thú nhận
này được gửi đến cho người bạn là nhà văn Edmund Wilson (“Cô ta có chết
tôi cũng mặc”) chứ không phải đến chính Zelda (F. Scott Fitzgerald, Những
bức thư gửi Zelda và các thư từ khác
, Gallimard, 1985; Những bức thư của
F. Scott Fitzgerald
, Gallimard, 1965).

Chuyện Zelda tặng những bức vẽ của mình cho các nghệ sĩ trẻ tại trại

đồn trú ở Montgomery trong thời kỳ Thế chiến thứ hai như một món quà
khác thường được chứng thực bởi hai nguồn tư liệu chưa từng được xuất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.