ALBERT EINSTEIN - CON NGƯỜI VĨ ĐẠI - Trang 13

sự hợp tác trực tiếp với mọi người. Tôi là một con ngựa tự thắng lấy yên
cương".

Tại Berne, ngoài thời giờ khảo cứu về Toán và Vật Lý Học, Einstein còn để

tâm đến Triết Học. Vài triết gia đã giúp ông học được các nguyên tắc đại cương
của phương pháp luận lý. Chính phương pháp này cho phép các nhà bác học
diễn tả những điều nhận xét trực tiếp thành các định luật rõ ràng. David Hume,
Ernest Mach,

Henri Poincaré

và Emmanuel Kant thuộc vào hạng các triết gia kể

trên. Còn Schopenhauer và

Nietzsche

khiến Einstein chú ý vì các vị này đã phát

biểu các tư tưởng đôi khi không cần thiết, đôi khi tối nghĩa bằng các câu văn
đẹp đẽ, gợi lên cho người đọc những cảm xúc, khiến cho người ta phải mơ
màng, suy nghĩ, chẳng khác gì một người biết nhạc được thưởng thức vài khúc
tiết tấu nhịp nhàng. Tuy nhiên, David Hume (1711-1776, người Anh) vẫn là
người được Einstein ưa thích nhất. Nhiều người biết rằng triết gia gốc Anh này
là người khởi xướng phương pháp luận lý thực nghiệm và cách trình bày suy
luận của ông ta thực là sáng sủa, phân minh.

Suốt trong 5 năm trường, từ 1901 tới 1905, các cố gắng tư tưởng của Einstein
đã mang lại kết quả: ông đã nghiên cứu và lập ra định luật liên kết thời gian và
không gian. Vào một buổi sáng tháng 6 năm 1905, viên chủ nhiệm tạp chí
Annalen der Physik tại Munich tiếp một thanh niên tóc đen không chải, quần áo
cũ kỹ. Thanh niên đó đưa viên chủ nhiệm một cuộn giấy 30 trang và yêu cầu
đăng trên tạp chí khoa học.

Albert Einstein đã trình bày “Thuyết Tương Đối” của mình trên tờ báo vật lý

Annalen der Physik. Ông đã đề cập đến sự tương quan của năng lượng và khối
lượng bằng một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học: E = MC2. Nói một
cách đại cương, phương trình trên có nghĩa là năng lượng của vật chất thì bằng
khối lượng nhân với bình phương tốc độ của ánh sáng. Theo lý thuyết này, nếu
người ta biết một phương pháp kỹ thuật, thì với một ký than gỗ, hay một ký đá
sỏi, hay một ký mỡ heo, người ta có thể rút ra một năng lượng tương đương với
25 ngàn triệu (tỷ) kilowatt-giờ điện lực

[1]

, nghĩa là số điện lực sản xuất thời

bấy giờ của tất cả các nhà máy phát điện tại Hoa Kỳ chạy suốt trong một tháng
mà không nghỉ.

Sau khi bài khảo cứu của Albert Einstein được phổ biến tại châu Âu, thì Henri
Poincaré ở Pháp, Hendrik Lorentz ở Hòa Lan, Max Planck ở Đức, cùng tất cả
các đầu óc khoa học vĩ đại thời bấy giờ đều sửng sốt và đã viết thư hỏi tòa báo :
- “Ai đã viết bài báo đó ? Có phải là một giáo sư đại học không? ". Tòa báo đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.