Nước Nga là một cường quốc đại dương vì vậy trong thành phần đội đặc
nhiệm cũng có đơn vị chống phá hoại hoặc khủng bố dưới nước. Anh em bộ
phận này được đưa đi huấn luyện tại biển Bantich và Cuba. Chúng tôi soạn
chương trình huấn luyện, các đồng chí Cuba tham khảo đóng góp thêm ý
kiến. Tất nhiên chúng tôi có hơi ghen tị khi so bì với các đội đặc nhiệm
tương tự, ví dụ như đội GSG-9 của Đức. Nhưng mọi sự so sánh đều khập
khiễng. Đội chúng tôi có biên chế khác và được vũ trang khác. Ở ngoại ô
thành phố bọn họ có trụ sở ban chỉ huy riêng, có căn cứ huấn luyện – những
thứ chúng tôi nằm mơ cũng không được. Phương tiện xe cộ của họ tuyệt
vời: Xe bus, xe hơi tốc độ cao mác “Mercedes”, những vũ khí chế tạo riêng.
Điều thú vị là tôi cũng kiếm được khẩu “smaster” đời mới nhất – loại vũ khí
đội GSG-9 được trang bị – trong cuộc tấn công dinh tổng thống Amin ở
Afghanistan. Đó là khẩu tiểu liên thuộc về một cận vệ của Amin và nó đã
trở thành chiến lợi phẩm của tôi. Thời kì đầu của chúng tôi là như vậy đấy.
Giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX có một câu đùa cửa miệng trong dân
chúng là: “Nào ta đổi một tên lưu manh lấy Louis Corvalan đi!”. Câu nói đó
ám chỉ vụ việc xảy ra trong thực tế hồi tháng 12 năm 1976 khi Liên Xô tiến
hành vụ trao đổi nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng Vladimir Bucovxki
lấy Tổng bí thư Đảng Cộng sản Chile – đồng chí Lucho. Cuộc đổi chác diễn
ra ở Zurich. Nhưng cụ thể ra sao thì không mấy người tường tận. Mười lăm
năm sau Bucovxki đến Moxcva, trong một buổi trả lời phỏng vấn truyền
hình đã nói về những người áp giải ông ta ra khỏi nhà tù Vladimir và sau đó
là ra nước ngoài, nhưng những họ là ai thì ông ta không đoán được.
Bucovxki không biết tên họ những người đó và làm sao mà ông ta biết
được. Đó chính là các đội viên “Alfa”. Chiến dịch trao đổi nhân vật chống
đối này là một chiến tích độc đáo của đội đặc nhiệm. Thực ra trong suốt hai
năm của thời đó cũng có vài vụ đội phải động tay chân: Như vụ sinh viên
bao vây Sứ quán Ethiopia, tổ chức biểu tình trước cơ quan đại diện ngoại
giao của Togo, một nước châu Phi. Họ đòi nâng mức học bổng. Đầu tiên
chúng tôi thuyết phục họ, sau đó xông vào sứ quán tống họ ra ngoài, những
người cưỡng lại bị xốc nách lôi ra tống lên xe bus. Cuộc chiến chống “bọn