lời đúng. Và lời ông nói quả không sai! Năm tháng trôi qua, các chiến sĩ
của đội đặc nhiệm mỗi khi nhớ lại sự nôn nóng của mình lại mỉm cười.
Nhưng đó là chuyện sau này, còn lúc này, nhiệm vụ cụ thể trước mắt của họ
là trao đổi Corvalan với Bueovxki. Không một ai trong số bốn người được
trao nhiệm vụ tiến hành chiến dịch – Von, Berlev, Ledenev và Colomees
từng ra nước ngoài, kể cả thành phố Zurich. Và còn rất nhiều cán bộ chỉ
huy đội đặc nhiệm “A” bản thân cũng không hình dung rõ phải thực hiện
cuộc trao đổi như thế nào. Các chỉ thị và lời kêu gọi nâng cao cảnh giác,
cảnh báo chung chung về khả năng xảy ra khiêu khích chỉ làm tăng thêm
căng thẳng hồi hộp. Andropov cho máy bay riêng của ông đưa họ bay đến
Zurich. Một chiếc TU-134 chờ Bucovxki và nhóm đặc nhiệm áp giải ông ta
tại sân bay Skalovski. Trước đó Bucovxki đã được chuyển từ nhà tù
Vladimir đến nhà tù Lephortovo. Sáng ngày 17 tháng mười hai xe đến đón:
Người đàn ông lòng khòng, xanh xao được dẫn ra khỏi xà lim. Trong ánh
sáng vàng vọt của ngọn đèn nhà tù, khuôn mặt của Bucovxki trông giống
như một chiếc mặt nạ thạch cao xám xịt, chỉ riêng đôi mắt là sống động và
đầy lo lắng… ông ta nghĩ gì vào giây phút này, kẻ chống đối, tên lưu manh,
nỗi đau đầu luôn ám ảnh các nhà lãnh đạo Xô Viết? Về cuộc trao đổi chăng,
hay về cuộc sống lưu vong sắp tới, hay về đất nước mà ông ta sắp rời bỏ –
cái đất nước không thân thiện dành cho ông hết nhà tù đến trại cải tạo
nhưng là Tổ quốc của ông. Mà cũng có thể ông nghĩ tới người cầm sẵn
chiếc còng tay đứng chờ ông ở cuối hành lang kia? Có thể…
Bucovxki chìa tay về phía trước, đôi vòng bằng thép bật đánh tách xiết
lấy cổ tay. Ông hơi nhăn mặt. Berlev thấy thương người tù:
- Chặt quá phải không?
Bucovxki thầm nghĩ: “Chó sói còn làm bộ thương cừu non”, nhưng vẫn
miễn cưỡng gật đầu.
- Chặt…
Nicolai Vaxilevich rút túi lấy chiếc khăn mùi soa, xé làm đôi đệm bên
trong chiếc còng. Bucovxki khẽ nhếch mép cười: